Tài chính quốc tế

Căng thẳng hạ nhiệt, Trung Quốc lại có động thái bày tỏ thiện chí với Mỹ

(VNF) - Cơ quan Quản lý hoạt động ngân hàng của Trung Quốc (CBIRC) ngày 3/1 tuyên bố từ đầu năm 2020, các ngân hàng nước ngoài có thể thành lập các chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Trung Quốc mà không cần phải tìm kiếm một đối tác nội địa giữ phần lớn cổ phần như trước đây.

Căng thẳng hạ nhiệt, Trung Quốc lại có động thái bày tỏ thiện chí với Mỹ

Sau 13 lần đàm phán, Mỹ - Trung ngày 13/12 tuyên bố đạt được thỏa thuận giai đoạn một.

Tuyên bố trên được coi là một động thái thiện chí từ phía Trung Quốc dành cho Mỹ bởi đây là động thái mà Washington lâu nay vẫn yêu cầu Bắc Kinh thực hiện 

Bắc Kinh từ lâu đã cam kết sẽ mở cửa nền kinh tế hơn nữa để chào đón các nhà đầu tư nước ngoài nhưng cam kết này được triển khai rất chậm trong lĩnh vực tài chính.

Trước đó, các ngân hàng nước ngoài muốn hoạt động tại Trung Quốc buộc phải tìm một đối tác nội địa và không được phép sở hữu quá 49% cổ phần trong liên doanh.

Trung Quốc ra quy định mới trong bối cảnh Mỹ-Trung đang hướng tới việc ký kết một thỏa thuận thương mại sơ bộ giúp xoa dịu căng thẳng thương mại song phương đã kéo dài hơn một năm qua.

Kinh tế Mỹ và Trung Quốc có nhiều biến động trong năm 2019, khi chiến tranh thương mại leo thang. Cuộc đối đầu đã bắt đầu bước sang năm thứ ba.

Tăng trưởng GDP, thước đo rộng nhất của một nền kinh tế, chậm lại ở cả Mỹ và Trung Quốc vào năm 2019. Đỉnh điểm vào đầu năm 2019, Mỹ chỉ đạt tỷ lệ tăng trưởng 1,1%; trong khi con số này vào đầu năm 2018 là 2,5%. Trung Quốc cũng chứng khiến tình trạng giảm sút nhưng chưa quá 1%.

Khu vực sản xuất của Mỹ và Trung Quốc đều suy giảm do chiến tranh thương mại. Chỉ số quản lý thu mua (PMI), chỉ số đánh giá sức khỏe của ngành sản xuất, co lại ở Trung Quốc trong năm qua, ở dưới mức 50 điểm. PMI Mỹ cũng giảm từ tháng 8/2019.

Sau 13 lần đàm phán, Mỹ - Trung ngày 13/12/2019 tuyên bố đạt được thỏa thuận giai đoạn một.

Theo thỏa thuận này, Washington sẽ không áp thuế đối với 160 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, ban đầu dự kiến bắt đầu có hiệu lực vào ngày 15/12/2019, đồng thời hạn chế một số mức thuế đã áp với hàng hóa Trung Quốc.

Đổi lại, Trung Quốc hủy kế hoạch áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ dự kiến cũng có hiệu lực cùng ngày, đồng thời tăng nhập khẩu lúa mì và ngô của Mỹ.

Trên trang cá nhân Twitter ngày 31/12/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một "qui mô lớn và toàn diện" với Trung Quốc vào ngày 15/1 và tiết lộ rằng ông sẽ tới Bắc Kinh để đàm phán xúc tiến giai đoạn 2.

Xem thêm >> Thế giới tuần qua: Mỹ không kích giết chết tướng Iran, Đài Loan thông qua luật chống Trung Quốc xâm nhập

Tin mới lên