Bất động sản

CAPA: 'Đến tháng 5/2020 nhiều doanh nghiệp hàng không phá sản nếu không được Chính phủ hỗ trợ'

(VNF) - Mức thiệt hại ngành hàng không đang tăng theo cấp số nhân, vì thế, Trung tâm hàng không châu Á - Thái Bình Dương (CAPA) nhận định: "Đến cuối tháng 5/2020, hầu hết các hãng hàng không sẽ phá sản nếu không nhận được các nguồn lực hỗ trợ từ các quốc gia"

CAPA: 'Đến tháng 5/2020 nhiều doanh nghiệp hàng không phá sản nếu không được Chính phủ hỗ trợ'

"Đại hồng thuỷ" Covid-19 nhấn chìm ngành hàng không

Tính đến thời điểm hiện tại, Covid-19 đã xuất hiện trên 198 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và gây những thiệt hại vô cùng nặng nề. Nhiều quốc gia buộc phải thắt chặt xuất nhập cảnh khiến ngành hàng không gần như tê liệt.

Tại Việt Nam, ngày 25/3, Hãng hàng không quốc gia đã chính thức dừng toàn bộ các chuyến bay quốc tế. Các sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài cũng dừng đón khách quốc tế về Việt Nam.

Kịch bản xấu đến mức Hiệp hội hàng không quốc tế (IATA) đã phải dự báo mức thiệt hại tăng gấp 4 lần so với ban đầu (từ 29,3 tỷ USD lên 113 USD) cho hàng không thế giới. Nhưng thực tế tình hình hiện tại, có lẽ con số trên chưa dừng lại ở đó.

Để "giải cứu" hàng không, IATA cũng đưa ra nhận định về số tiền các Chính phủ cần hỗ trợ tới 200 tỷ USD để đối phó với Covid-19.

Thậm chí, nếu tình trạng này kéo dài, Trung tâm hàng không châu Á - Thái Bình Dương (CAPA) còn dự báo: "Đến cuối tháng 5/2020, hầu hết các hãng hàng không sẽ phá sản nếu không nhận được các nguồn lực hỗ trợ của các quốc gia".

Chính vì thế, CAPA kêu gọi Chính phủ các nước và ngành hàng không cần hợp tác đưa ra phản ứng phù hợp đối phó trước đại dịch này, bởi vì nguồn dự trữ tiền mặt của nhiều hãng đang dần cạn kiệt và nhiều trường hợp đã hết sạch.

Thử nhìn vào Vietnam Airlines đơn vị liên tục lãi kỷ lục trong 4-5 năm qua nhưng chỉ sau 3 tháng Covid-19 hoành hành, toàn bộ số lãi đã "bốc hơi". Thậm chí, dự báo sẽ càng tồi tệ khi 65% máy bay của hàng đang bị đắp chiếu, hơn 20.000 lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cùng chung hoàn cảnh trên các hãng hàng không như: Vietjet, Jetstar Paciffic, Bamboo Airwyas số lượng máy bay đắp chiếu hàng loạt đang khiến nguy cơ phá sản như dự báo của CAPA là hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi lẽ, dù không có doanh thu nhưng các doanh nghiệp hàng không vẫn "è cổ" gánh hàng loạt các loại phí như: đậu đỗ máy bay, phí nhập khẩu nhiên liệu bay, bảo vệ môi trường, VAT, thu nhập doanh nghiệp...

Cần các gói hỗ trợ từ Chính phủ 

Theo IATA, Chính phủ Mỹ là quốc gia đi tiên phong trong việc "giải cứu" ngành hàng không nước này bằng những biện pháp rất mạnh mẽ. Cụ thể, Hạ viện Hoa Kỳ vừa phê chuẩn gói hỗ trợ cho nền kinh tế và ngành hàng không 50 tỷ USD, noài ra, hỗ trợ riêng cho Boeing 50 tỷ USD và miễn giảm thuế trị giá 10 USD.

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ, tổng số tiền hỗ trợ cho ngành hàng không Mỹ có thể lên tới 110 tỷ USD, cao hơn nhiều so với 15 tỷ USD mà ngành này nhận được sau vụ khủng bố 11/9/2001.

Tại Đông Nam Á, Singapore cũng là quốc gia đi đầu trong việc giúp ngành hàng không khi đưa ra gói hỗ trợ 4 tỷ USD trong đó bao gồm miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (25% trên tổng số thuế phải đóng), đồng thời giảm chi phí cất hạ cánh, chi phí phục vụ mặt đất tại sân bay Changi, hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động.

Tại Thái Lan, Chính phủ nước này cũng cắt giảm 96% thuế môi trường đối với nhiên liệu trong 7 tháng từ (6/2-30/9) cho các đường bay nội địa. Đồng thời, đang xét duyệt giảm 20%-50% phí bay qua bầu trời, giảm 50% phí cất hạ cánh, sân đỗ; giảm 30% phí sân bay cho hành khách...

Tại Đài Loan (Trung Quốc) đã đưa ra gói hỗ trợ 1,4 tỷ USD để hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành vận tải, hàng không, du lịch và nông nghiệp. Thậm chí, Cơ quan Hàng không Dân dụng Đài Loan cho biết, các hãng hàng không được áp dụng các chính sách trợ cấp và cho vay giúp giảm thiểu thiệt hại, bắt đầu đã áp dụng từ ngày 15/1.

 

Tại Australia, Chính phủ nước này tuyên bố sẽ hoàn và miễn các loại phí cho các hãng hàng không như phí kiểm soát không lưu nội địa trị giá 715 triệu đô -la Australia giúp hãng bay vượt qua khó khăn trong bối cảnh nước này khuyến cáo công dân hạn chế ra nước ngoài.

Trước đó, Chính phủ Thuỵ Điển và Đan Mạch đã hỗ trợ các gói bảo đảm nợ trị giá 300 triệu USD cho hãng hàng không SAS, trở thành những quốc gia đầu tiên cam kết hỗ trợ ngành công nghiệp hàng không.

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã ban hành Chỉ thị số 11 ngày 4/3/2020 nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp. Thực hiện chỉ thị trên, Tổng Công ty Cảng hàng không (ACV) đã giảm 7 loại phí dịch vụ cho các hãng hàng không như: giảm 50% dịch vụ dẫn tàu bay, 10% dịch vụ thang ống, thuê băng chuyền, xử lý hành lý tự động, thuê quầy, phục vụ mặt đất, giảm 10%. Đối với dịch vụ thuê văn phòng đại diện, các hãng hàng không dừng bay sẽ được miễn 100%, các hãng vẫn duy trì bay sẽ giảm ở mức tối đa theo quy định của nhà nước là 30%.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia hàng không, "mức giảm trên là quá ít và "nhỏ giọt" khi chưa tạo thuận lợi thực sự cho các hãng hàng không. Nếu không tiếp tục được giảm một số loại thuế, phí quan trọng, các hãng hàng không sẽ chìm trong khủng hoảng, thậm chí phá sản trước khi đại dịch Covid 19 kết thúc".

Tin mới lên