Tài chính quốc tế

[Câu chuyện kinh doanh] AT&T và những ‘trận chiến’ cam go với chính phủ

(VNF) – AT&T, một trong những công ty viễn thông lớn nhất trên thế giới, đã gặp khá nhiều rắc rối với chính phủ Mỹ bởi luật chống độc quyền đang tại quốc gia này.

[Câu chuyện kinh doanh] AT&T và những ‘trận chiến’ cam go với chính phủ

Lịch sử huy hoàng của AT&T bắt đầu từ sáng chế điện thoại đầu tiên của nhân loại.

Lịch sử huy hoàng của AT&T bắt đầu từ sáng chế điện thoại đầu tiên của nhân loại. Công ty Bell Telephone Company được thành lập vào năm 1877 bởi Alexander Graham Bell, nhà phát minh điện thoại. Công ty Bell Telephone Company sau đó chính thức trở thành công ty điện thoại duy nhất ở Mỹ. Công ty này duy trì sự độc quyền về dịch vụ điện thoại tại Mỹ cho đến khi các nhà quản lý ban hành chính sách chống độc quyền vào năm 1982.

Lịch sử từ chiếc điện thoại đầu tiên

AT&T Crop là công ty truyền hình cáp và điện thoại đường dài lớn nhất tại Mỹ. Tiền thân của AT&T là công ty Ma Bell với lịch sử hơn 140 năm kể từ năm 1877 khi Alexander Graham Bell và cộng sự phát minh ra chiếc điện thoại đầu tiên của nhân loại.

Sau khi Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại vào năm 1876, ông và hai nhà đầu tư, Gardiner Hubbard và Thomas Sanders, đã thành lập công ty Bell Telephone Company vào năm 1877.

Công ty Bell Telephone Company được thành lập vào năm 1877 bởi Alexander Graham Bell, nhà phát minh điện thoại.

AT&T được thành lập vào năm 1885 với tư cách là công ty con của Bell để xây dựng và vận hành mạng điện thoại đường dài đầu tiên. Năm 1899, AT&T đã mua lại toàn bộ tài sản của công ty Bell và trở thành công ty mẹ của toàn hệ thống Bell.

Năm 1927 đánh dấu việc AT&T ra mắt dịch vụ điện thoại đường dài tới London bằng cách sử dụng đài phát thanh hai chiều, với chi phí 75 USD trong 5 phút. Tuy nhiên, dịch vụ điện thoại vô tuyến không mấy thành công. Năm 1956, dịch vụ cáp điện thoại ngầm tới châu Âu đã được cung cấp. Dịch vụ cáp xuyên Thái Bình Dương cũng bắt đầu hoạt động vào năm 1964.

Ban đầu, AT&T hoạt động như một nhà phân phối độc quyền, với sự miễn cưỡng chấp nhận của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, đến năm 1984, sau khi giải quyết vụ kiện chống độc quyền dân sự với Bộ Tư pháp, "Ma Bell" đã chia thành 7 công ty con. AT&T giữ Bell Labs, nhà sản xuất thiết bị điện thoại Western Electric và một dịch vụ điện thoại đường dài.

AT&T được thành lập vào năm 1885 với tư cách là công ty con của Bell để xây dựng và vận hành mạng điện thoại đường dài đầu tiên.

Năm 1995, AT&T thông báo tái cơ cấu lại công ty. Bản thân AT&T sẽ vẫn là một công ty dịch vụ truyền thông, còn công ty Lucent Technologies sẽ thiết quản các hệ thống và thiết bị.

Năm 2000, AT&T cho biết họ tái cơ cấu lại thành một "gia đình" gồm bốn công ty kinh doanh riêng biệt cho các hoạt động kinh doanh tiêu dùng, hệ thống băng thông rộng và không dây.

Những "cuộc chiến" dai dẳng

Kể từ cuối thế kỷ thứ 19, dưới nhiều tên gọi khác nhau, AT&T luôn gặp phải một vấn đề chung nhất. Đó là thường xuyên bị các nhà quản lý cố tình hạn chế sự phát triển và mở rộng "kích cỡ" do e sợ sự độc quyền viễn thông của công ty này.

Mới đây nhất, AT&T phải đối mặt với Bộ Tư pháp do thương vụ sáp nhập trị giá 85,4 tỷ USD với hãng truyền thông giải trí Time Warner. Cụ thể, cuối tháng 11/2017, Bộ Tư pháp Mỹ đã nộp đơn kiện nhằm ngăn chặn thương vụ sáp nhập giữa hai hãng truyền thông lớn nhất nước này. Đây được xem là phiên tòa chống độc quyền có quy mô lớn nhất trong nhiều thập niên qua.

 AT&T phải đối mặt với Bộ Tư pháp do thương vụ sáp nhập trị giá 85,4 tỷ USD với hãng truyền thông giải trí Time Warner.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên AT&T gặp rắc rối với chính phủ Mỹ do những lo ngại về sự bành chướng cũng như độc quyền của công ty này về mảng viễn thông.

Năm 1949, Chủ tịch Harry S.Truman đã đâm đơn kiện nhằm phá vỡ công ty Western Electric, nhánh sản xuất của hệ thống Bell. Western Electric đã quá "thiên vị" AT&T, giúp công ty này gần như độc quyền trong mảng viễn thông vào thời điểm bấy giờ. Chính phủ lập luận rằng sự độc quyền của AT&T đã buộc khách hàng phải trả phí điện thoại cao hơn.

AT&T đã giải quyết vụ kiện chống độc quyền bằng cách đồng ý ở lại ngành công nghiệp máy tính đang phát triển và đồng ý sử dụng chung giấy phép bằng sáng chế, mở rộng cánh cửa đến với ngành bóng bán dẫn - sản phẩm do Bell Labs phát minh vào năm 1947. Tuy nhiên, hệ thống Bell vẫn độc quyền mạnh mẽ và gần như là nguồn dịch vụ điện thoại duy nhất ở Mỹ, nhưng công ty này lại bị cản trở cơ hội phát triển trong ngành sản xuất máy tính.

AT&T đối mặt với nhiều rắc rối vì luật chống độc quyền của Mỹ.

Năm 2011, AT&T cũng từng phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ các nhà quản lý liên bang và buộc phải từ bỏ kế hoạch mua lại hãng dịch vụ điện thoại di động T – Mobile với giá 39 tỷ USD.

Nhận thấy tầm quan trọng của điện thoại thông minh trong thời đại số, AT&T mong muốn phổ quát tần vô tuyến ở mức cao hơn nhằm mang đến các cuộc gọi và trao đổi dữ liệu không dây. Việc có thêm T – Mobile sẽ giúp công ty này giải quyết được vấn đề đó và giúp AT&T trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn nhất nước Mỹ.

Thương vụ sáp nhập này đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của chính quyền và AT&T đã buộc phải từ bỏ kế hoạch tăng trưởng đầy tiềm năng này. Ban lãnh đạo công ty không giấu được sự thất vọng cũng như không vừa lòng đối với chính quyền Mỹ.

Tin mới lên