Tài chính quốc tế

[Câu chuyện kinh doanh] General Electric: Điều gì làm nên công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới?

(VNF) – Mặc dù không phải công ty lớn nhất, hay có tốc độ phát triển nhanh nhất, thậm chí cổ phiếu còn trong tình trạng "đóng băng" nhiều năm, vậy điều gì khiến General Electric trở thành công ty được yêu thích nhất?

[Câu chuyện kinh doanh] General Electric: Điều gì làm nên công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới?

General Electric nhiều năm liền được xếp hạng nhất trong các cuộc bình chọn và khảo sát về doanh nghiệp được yêu thích nhất của tạp chí Fortune và Financial Times.

General Electric (viết tắt là GE) là tập đoàn đa quốc gia của Mỹ được thành lập từ năm 1892 tại Schenectady, New York và hiện có trụ sở chính đặt tại Fairfield, Connecticut, Hoa Kỳ.

GE là kết quả của việc sáp nhập giữa hai công ty Edison General Electric do nhà phát minh thiên tài Thomas Edison sáng lập và công ty Thomson – Houston Electric do hai nhà sáng chế Elihu Thomson và Edwin Houston sáng lập, sau đó được mua lại và điều hành bởi Chales Coffin.

Công ty này hoạt động trong bốn phân đoạn chính: Năng lượng, Công nghệ, Cơ sở hạ tầng và Vốn tài chính và tiêu dùng công nghiệp. GE cũng chính là "cha đỡ đầu" cho động cơ máy bay đầu tiên từ những năm 1910.

GE là kết quả của việc sáp nhập giữa hai công ty Edison General Electric và công ty Thomson – Houston Electric.

Đáng nói nhất, trong nhiều năm liền, General Electric liên tục xếp hạng nhất trong các cuộc bình chọn và khảo sát về những công ty được ngưỡng mộ và yêu thích nhất trên thế giới do tạp chí Fortune và Financial Times tiến hành. Trong đó, GE có 6 lần dẫn đầu cuộc bình chọn này của tạp chí Fortune từ năm 2002 và 7 lần hạng nhất trong cuộc khảo sát của Financial Times.

General Electric không phải là công ty lớn nhất, cũng không có tốc độ phát triển nhanh nhất, thậm chí giá cổ phiếu của công ty này còn trong tình trạng "đóng băng" nhiều năm. Thực tế, hoạt động kinh doanh thiết bị dầu mỏ có quy mô lớn của General Electric đang chịu nhiều ảnh hưởng của sự sụt giảm giá năng lượng toàn cầu, khiến công ty này phải bán phần lớn mảng tài chính và thu hẹp hoạt động, dẫn đến doanh thu quý II/2017 không được như mong đợi.

Cụ thể, thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 28 cent, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên vẫn cao hơn một chút so với dự đoán của các nhà phân tích là 25 cent/cổ phiếu, theo tờ Reuters. Doanh thu giảm 12%, đạt 29,56 tỷ USD, chỉ cao hơn một chút so với dự báo trung bình của phố Wall là 29,02 tỷ USD.

Vậy General Electric có gì đáng ngưỡng mộ và tại sao thế giới lại vô cùng yêu thích công ty này?

Theo một cuộc thăm dò ý kiến của người tiêu dùng và các doanh nhân trên tạp chí Fortune, kết quả cho thấy đa số đều ngưỡng mộ GE theo cách họ tôn sùng cầu thủ golf Tiger Woods, người đạt giải Player of the Year (Cầu thủ của năm) trong năm 2003. 

Mặc dù Tiger không hề giành được chức vô địch hay đứng đầu bất kỳ giải đấu nào, nhưng anh lại có lối chơi rất đẹp mắt nhất. Tương tự, GE vẫn luôn tạo ra nhiều điều tốt đẹp cho mọi người xung quanh dù trải qua 125 năm lịch sử hoạt động với nhiều thăng trầm.

GE vẫn luôn tạo ra nhiều điều tốt đẹp cho mọi người xung quanh trong 125 năm lịch sử hoạt động với nhiều thăng trầm.

Trong khoảng một thế kỷ qua, GE liên tục đề ra một loạt ý tưởng cũng như thực tiễn về quản lý doanh nghiệp mà các công ty khác nên thực hiện theo. Trên thực tế, doanh nghiệp nào cũng nhìn nhận được điều này, nhưng GE lại có những cách thứ hành đáng ngưỡng mộ.

Theo Charles Coffin, lãnh đạo của GE từ năm 1892 đến năm 1912, GE đã đặt ra các nguyên tắc trong việc thiết kế cách tổ chức doanh nghiệp và hướng dẫn các công ty lớn khác. GE tin rằng điều quan trọng nhất ở các doanh nghiệp không phải nằm ở số lượng sản phẩm hay cơ cấu chuyển đổi sản phẩm mà là phương pháp quản lý của họ.

Năm 1900, GE thành lập phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (Research and Development – R&D) đầu tiên, và đến năm 1930, GE tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ hợp tác trong lao động với nhân viên. Công ty này đã áp dụng các kế hoạch lương thưởng, lương hưu dựa trên lợi nhuận nhằm giữ nhân tài và tạo mối quan hệ tốt với nhân viên.

GE luôn duy trì việc tạo ra những đề xuất và chiến lược quản trị doanh nghiệp hiệu quả trong suốt hơn 100 năm qua.

Trong những năm 1950, GE đã soạn một cuốn "sách xanh" (blue book) vô cùng nổi tiếng, gồm 5 chương, hướng dẫn cực kỳ chi tiết về việc quản lý dành cho các lãnh đạo của GE. Theo đó hình thành thói quen cho các nhà lãnh đạo về hình thức quản lý mọi lúc mọi nơi.

Đến những năm 1960, GE lại tiếp tục dẫn trước về kế hoạch và chiến lược hoạt động. Những năm 1980 và 1990, GE tạo ra những khái niệm liên quan đến phát triển lãnh đạo như Work Out và Six Sigma. Những khái niệm này sau đó đã trở thành một công cụ quản lý văn hóa phổ biến toàn cầu của các doanh nghiệp.

Chưa từng có bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào xây dựng những kiến thức về lãnh đạo thông minh và tài tình như GE. Công ty này đã duy trì việc này trong suốt hơn 100 năm và trở thành một thành tựu cũng như thương hiệu độc nhất của GE.

"Hầu hết nhân viên trong GE đều sẵn sàng tiếp thu và rút kinh nghiệm từ những bài học trong quá khứ với tinh thần cầu tiến. Điều này rất quan trọng ở GE", ông Jeff Immelt, Giám đốc điều hành GE nói.

Tuy nhiên, không phải ý tưởng nào của GE cũng "sống". Một vài ý tưởng cũng dễ dàng "chết yểu" ngay từ đầu và không phải điều gì trong cuốn "sách xanh" (blue book) cũng được xem trọng. GE đã dũng cảm vứt bỏ tất cả những ý tưởng và chiến lược không hiệu quả.

Đến đây, một đặc điểm nữa mà các doanh nhân đặt biệt ngưỡng mộ GE, đó là khả năng thay đổi những ý tưởng và đường hướng "chán ngắt". Ông Jeff Immelt, Giám đốc điều hành GE năm 2006, cho biết: "Hầu hết nhân viên trong GE đều sẵn sàng tiếp thu và rút kinh nghiệm từ những bài học trong quá khứ với tinh thần cầu tiến. Họ luôn sẵn sàng nhớ về quá khứ sai lầm mà không cảm thấy áp lực hay nặng nề. Đây là một điều cực kỳ quan trọng ở GE".

Tin mới lên