Nhân vật

Chặng đường mới của "đại sứ đầu tư" Don Lam

(VNF) - "Đại sứ đầu tư" Don Lam nói ông và các cộng sự "đã sẵn sàng đồng hành cùng vận hội mới của thị trường vốn, với một loạt các thương vụ đầu tư vào doanh nghiệp cổ phần hóa và tư nhân đang được thẩm định và nhiều cơ hội mới để gọi vốn đầu tư từ nước ngoài.

Chặng đường mới của "đại sứ đầu tư" Don Lam

Ngày 15/9 vừa qua, tại Hong Kong, trong buổi tiếp 15 đại diện các quỹ đầu tư tài chính quốc tế tại Hong Kong gồm UBS, AIA, Capital Group, The Carlyle Group… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Chính phủ có thể tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ hơn 30% tại một số ngân hàng Việt Nam, điều được xem là chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội nâng cao định giá thị trường

Là một trong những người đóng góp ý tưởng cho buổi gặp và có bài trình bày súc tích về nền kinh tế Việt Nam cho các nhà đầu tư tại sự kiện, ông Don Lam, Tổng Giám đốc tập đoàn VinaCapital, người được xướng danh là "Đại sứ đầu tư của Việt Nam",nhận xét đây là cơ hội quý giá cho các nhà đầu tư quan tâm đến Việt Nam gặp gỡ trực tiếp các lãnh đạo Chính phủ và có thêm niềm tinvào những tiến triển Việt Nam đã và đang đạt được về môi trường đầu tư.

"Các tập đoàn này quản lý tổng giá trị tài sản hơn 8.500 tỷ USD trên toàn thế giới, một số có quy mô tài sản đến 1-2 ngàn tỷ USD và nếu họ đầu tư vào Việt Nam sẽ giúp nâng cao giátrị và uy tín của thị trường vốn.Việc Thủ tướng dành thời gian trong lịch trình dày đặc tại Hong Kong để gặp gỡ các nhà đầu tư cho thấy rõ sự quyết tâm của Chính phủ trong việc chào đón các nhà đầu tư tài chính quy mô lớn đến với thị trường Việt Nam, cũng như Việt Nam có sức hấp dẫn đặc biệt với các nhà đầu tư toàn cầu." Ông Don Lam chia sẻ.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần làm để sự quan tâm của nhà đầu tư biến thành thương vụ cụ thể. Trên thực tế, chương trình cổ phần hóa và việc nới room cho khối ngoại đãgặp không ít trở ngại, nhiều trường hợp công ty thực hiện IPO nhưng định giá không hợp lý, quảng bá chưa tốt hay chỉ bán một lượng nhỏ cổ phần, khiến nhà đầu tư e ngại vì không thể tham gia sâu vào nền tảng giá trị của doanh nghiệp.

"Một lần nữa, quan ngại này được các nhà đầu tư tại Hongkong đặt ra với VinaCapital. Bằng kinh nghiệm thực tế của chúng tôi với các chương trình này, tôi thuyết phục rằng từ đây trở đi tình hình sẽ khả quan hơn trước", ông nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư Hongkong giữa tháng 9 vừa qua

Từ cuối năm 2015 đến nay, nhiều nhà đầu tư tài chính hay các tập đoàn quốc tế đang muốn đưa doanh nghiệp cùng ngành của Việt Nam vào mạng lưới liên kết toàn cầu. Một số doanh nghiệp lớn trên sàn đã quyết định nới room 100% như Vinamilk và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco; Vietnam Airlines và ACV thực hiện thành công IPO với lượng đặt mua của nhà đầu tư cao hơn nhiều so với lượng cổ phần được bán. Nhiều doanh nghiệp mạnh, cả nhà nước và tư nhân, như MobiPhone và Vietjet, đang ấp ủ kế hoạch cổ phần hóa trong 1-2 năm sắp tới. 

"Những bước đi này còn khá thận trọng, song động lực cho sự tăng tốc đã xuất hiện rõ nét.Tầm nhìn của VinaCapital là cùng với sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, việc các nhà đầu tư quốc tế có cơ hội tham gia minh bạch và kịp thời với giá trị đáng kể vào các doanh nghiệp tốt, phục vụ thị trường tiêu dùng nội địa, sẽ có ảnh hưởng tích cực không chỉ đối với sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp mà còn giúp thị trường vốn của Việt Nam phát triển về cả chất và lượng, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đạt được các điều kiện cần thiết để đưa Việt Nam vào chỉ số Emgering Market của MSCI", ông Don Lam nói.

Đón đầu vận hội mới

Don Lam cho biết ông và các cộng sự đã sẵn sàng đồng hành cùng vận hội mới của thị trường vốn, với một loạt các thương vụ đầu tư vào doanh nghiệp cổ phần hóa và tư nhân đang được thẩm định và nhiều cơ hội mới để gọi vốn đầu tư từ các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu hay nhà đầu tư mới từ châu Á.

Tháng 3/2016, VOF, quỹ đầu tư lớn nhất do VinaCapital quản lýđã được LSE cho vào chỉ số FTSE All share, giúp VOF tăng khả năng tiếp cận các nhà đầu tư cá nhân tại Anh, góp phần đưa NAV của VOF tăng 22% trong 8 tháng đầu năm 2016, đạt hơn 850 triệu USD.

Ban điều hành của VinaCapital cũng đem lại hiệu quả đầu tư vượt trội cho danh mục cổ phiếu niêm yết của VOF, đạt mức tăng ấn tượng 40% trong 3 quý đầu năm 2016, hơn gấp đôi so với thành tích cùng kỳ của VnIndex, tạo tiền đề cho việc hợp tác giữa VinaCapital và Shinhan PNB Paribas (Hàn Quốc) để xây dựng quỹ đầu tư vào các công ty niêm yết không chỉ tại Việt Nam mà còn một số nước Đông Nam Á như Malaysia và Philippines.Forum One – VCG Partners Vietnam (VVF), quỹ mở UCITs do VinaCapital thành lập giữa năm 2015 với chiến lược đầu tư chọn lọc và tập trung vào các cổ phiếu tốt niêm yết tại tại Việt Nam, hiện có quy mô hơn 75 triệu USD và có hiệu quả gây quỹ khả quan.

Cuối tháng 9 vừa qua, tại Hội nghị Đầu tư tư nhân và Đầu tư mạo hiểm do Deal Street Asia tổ chức tại Singapore, VinaCapital cũng đã hé lộ kế hoạch gọi 200 triệu USD cho quỹ đầu tư tư nhân mới trong năm 2017, dựa trên hiệu quả mà đầu tư danh mục đầu tư tư nhân của VOF mang lại, với lợi nhuận gần 26%/năm từ 2013 đến 2015.

"Hiện nay nhiều nhà đầu tư thích "bỏ trứng vào nhiều rổ", phân bổ tiền cho một số thị trường để có sự linh động cao hơn. Các nhà đầu tư tin tưởng giao vốn cho VinaCapital để chuyên đầu tưvào Việt Nam đều là những người thực sự tin vào triển vọng của Việt Nam cũng như được thuyết phục với hiệu quả đầu tư của chúng tôi.VinaCapital có 13 năm đi cùng nền kinh tế, hiểu rất rõ thế mạnh nội tại và triển vọng của các công ty Việt Nam và đó cũng chính là triển vọng lợi nhuận dành cho nhà đầu tư nào đủ kiên tâm cùng chúng tôi đồng hành 3-5 năm với doanh nghiệp", ông Don Lam lý giải.

Doanh nhân giàu kinh nghiệm này tiết lộ khoảng 7-8 công ty tiềm năng trong tầm ngắm của VinaCapital sẽ được giới thiệutại Hội nghị các nhà đầu tư tổ chức vào ngày 13-14/10 tại TP. Hồ Chí Minh, là sự kiện thường niên do tập đoàn này tổ chức, mời giới đầu tư quốc tế đến Việt Nam để trực tiếp chứng kiến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như được giới thiệu các cơ hội đầu tư tốt nhất.

Năm nay lượng khách đăng ký tham dự cũng nhiều nhất, bên cạnh các tập đoàn nổi tiếng của Âu-Mỹ như The Carlyle Group, Lazard, UBS, DEG, Ban tổ chức còn đón các nhà đầu tư đa dạng quy mô từ châu Á như Nomura (Nhật), Kasikorn (Thái Lan) và nhiều quỹ tầm trung từ Đông Nam Á.

"Bên cạnh vai trò đầu tư tài chính, tập đoàn VinaCapital và Don Lam còn theo đuổi mục tiêu dài hạn về đầu tư vào thế hệ tương lai của Việt Nam, với các lĩnh vực chính là tầm soát và giải quyết bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em, nâng cao năng lực chăm sóc y tế cho trẻ em và tài trợ giáo dục cho nữ sinh dân tộc thiểu số. 10 năm qua, Quỹ tài trợ VinaCapital do ông sáng lập và là Chủ tịch đã tài trợ để gần 5000 trẻ em nghèo mắc bệnh tim bẩm sinh được phẫu thuật miễn phí, từ đầu năm 2016 đến nay có hơn 500 em được mổ, với nghiên cứu theo dõi cho thấy hơn 90% phục hồi tốt. Bên cạnh đó, Chương trình học bổng Mở Đường Đến Tương Lai phối hợp cùng Quỹ học bổng Vừ A Dính cũng vừa kết thúc giai đoạn đầu tiên kéo dài 7 năm với 47 nữ sinh dân tộc thiểu số vừa tốt nghiệp đại học". 

Tin mới lên