Tài chính quốc tế

Châu Á nên phản ứng thế nào trước chính sách thuế của Tổng thống Trump?

(VNF) - Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi chính sách bảo hộ thương mại. Tuy nhiên, thay vì trả đũa, các nền kinh tế châu Á nên sử dụng mối đe dọa của thuế quan ở Hoa Kỳ như là một cơ hội để cải tiến các mô hình, qua đó thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển vững chắc.

Châu Á nên phản ứng thế nào trước chính sách thuế của Tổng thống Trump?

Châu Á nên phản ứng thế nào trước chính sách thuế của Tổng thống Trump?

Trong 5 thập kỷ qua, nền kinh tế Châu Á dựa phần lớn vào mô hình phát triển định hướng xuất khẩu để hỗ trợ chuyển đổi và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Nhưng với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoàn thành lời hứa của mình trong việc thi hành chính sách bảo hộ thương mại, một nỗ lực có thể thúc đẩy các biện pháp trả đũa từ các nước khác, mô hình đó đã không còn lý tưởng.

Năm qua, Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đàm phán lại Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc và tăng thuế "tự vệ" đối với máy giặt và tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hiện tại, Nhà Trắng đã tuyên bố mức thuế cao đối với thép, nhôm, được cho là nhằm tăng cường an ninh quốc gia . Ngoài ra Hoa Kỳ cũng đưa ra đề xuất áp thuế đối với nhiều sản phẩm hàng hóa đến từ Trung Quốc

Đây là một sự đảo ngược đáng ngạc nhiên đối với Hoa Kỳ, nước đã từng là "nhà vô địch" của thế giới về tự do thương mại kể từ những năm 1930.

Những hành động của Tổng thống Trump không có khả năng các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ. Ví dụ, thuế thép sẽ giúp cho một số ít công nhân trong ngành công nghiệp luyện thép, trong khi làm ảnh hưởng tới một số lượng lớn lao động trong các ngành công nghiệp như xây dựng, dầu khí và sản xuất ô tô. Những biện pháp thuế này không thể nào làm đảo ngược sự suy giảm của các ngành sản xuất truyền thống ở Mỹ.

Các khoản thuế quan cũng sẽ không giúp nhiều cho cân bằng thương mại của nước này. Tổng thống Trump và các cố vấn của ông tin rằng thương mại quốc tế là một trò chơi có tổng bằng 0, và vì vậy mà thuế quan là một con đường trực tiếp có thể làm giảm thâm hụt thương mại. Nhưng nguồn gốc thực sự của thâm hụt thương mại của Mỹ là sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô, như tiêu dùng gia đình quá mức và thâm hụt tài khóa mà thuế quan khó có thể giải quyết.

Điều mà thuế của Tổng thống Trump sẽ làm là tăng nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu. Để đối phó với những hạn chế thương mại gia tăng, Trung Quốc có thể hạn chế nhập khẩu máy bay hoặc các sản phẩm nông nghiệp như đậu nành từ Mỹ.

Ngay cả các đồng minh Hoa Kỳ cũng đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh thương mại. Trước khi Liên minh châu Âu (EU) giành được một khoản bù đắp từ thuế thép và nhôm, khu vực này đã thông báo rằng họ đang tính đến các mức thuế trả đũa đối với hàng hóa của Mỹ, bao gồm rượu whisky và xe máy, mà Mỹ phản ứng bằng cách đe dọa áp đặt thuế quan đối với ô tô châu Âu. Trong khi đó, EU và các nước nhập khẩu thép ở Châu Á như Ấn Độ và Indonesia đang chuẩn bị áp dụng các biện pháp tự vệ để chống lại sự gia tăng của thép nhập khẩu chuyển hướng từ Mỹ.

Một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu sẽ làm suy yếu sự phục hồi kinh tế, gây tổn hại cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng bằng cách gây trở ngại cho chuỗi cung ứng toàn cầu và làm tăng giá hàng nhập khẩu. Các nền kinh tế châu Á với các mô hình tăng trưởng phụ thuộc vào xuất khẩu - như Việt Nam (nơi xuất khẩu chiếm 90% GDP), Malaysia (71%) và Hàn Quốc (45%) sẽ gặp nhiều khó khăn.

Để giảm nhẹ rủi ro, các nền kinh tế châu Á phải có vai trò chủ động hơn trong việc bảo vệ tự do thương mại. Hợp tác với nhau, các nền kinh tế châu Á có thể sử dụng các diễn đàn như G20 và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để tăng cường việc giám sát thương mại toàn cầu, giảm căng thẳng thương mại, và ngăn chặn chính sách thương mại "hủy diệt lẫn nhau"

Để cải thiện cơ hội thành công, các nền kinh tế châu Á nên loại bỏ bất kỳ biện pháp bảo hộ nào trên thị trường của mình, và không được bán phá giá trên thị trường toàn cầu với giá được trợ cấp. Trung Quốc, nơi đã phải đối mặt với những lời chỉ trích mạnh mẽ từ Mỹ, EU và Nhật về những hành vi thương mại không công bằng - bao gồm trợ cấp xuất khẩu, thao túng tiền tệ, trộm tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ bắt buộc - có trách nhiệm đặc biệt ở đây.

Các nền kinh tế châu Á cũng nên nỗ lực để thúc đẩy tự do hoá thương mại trong khu vực. Mười nền kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng với sáu quốc gia khác (Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và New Zealand) đã đồng ý khởi động Hiệp định Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện Vùng. Thỏa thuận đó có thể tạo đà cho việc mở rộng hơn nữa và tăng cường thương mại trong khu vực.

Một thỏa thuận khác với tiềm năng đáng kể là Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, nổi lên sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định TPP. Bảy nền kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Nhật Bản, Úc, New Zealand, Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam) đã ký kết hiệp ước, chiếm 13,5% GDP toàn cầu và. Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Philippin và Sri Lanka đều được xem là những nước tiềm năng có thể tham gia hiệp định này. Nếu Trung Quốc tham gia, hoặc Hoa Kỳ trở lại, tác động tích cực của hiệp định sẽ được tăng cường đáng kể.

Cuối cùng, các nền kinh tế châu Á cần tăng cường các động cơ tăng trưởng trong nước, bao gồm tiêu dùng và đầu tư, do đó giảm sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Đặc biệt, những nước này nên theo đuổi các chính sách thúc đẩy việc tạo ra các công việc có chất lượng.

Đồng thời, các nước châu Á cũng cần cải thiện môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, bằng cách loại bỏ các quy định quá mức về sản phẩm, lao động và thị trường tài chính. Đầu tư nhiều hơn vào các ngành công nghiệp dịch vụ năng suất cao như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, viễn thông, và dịch vụ tài chính cũng sẽ giúp đỡ được phần nào.

Tin mới lên