M&A

Chiếm 77% tổng giá trị, khối ngoại đang làm chủ cuộc chơi M&A Việt Nam

(VNF) – Trong danh sách 50 thương vụ M&A tiêu biểu năm 2016 – 2017, các nhà đầu tư nước ngoài chiếm đa số. Tổng giá trị M&A của các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 77% tổng giá trị M&A toàn thị trường.

Chiếm 77% tổng giá trị, khối ngoại đang làm chủ cuộc chơi M&A Việt Nam

Người Thái đang tích cực thâu tóm các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Đa số các thương vụ M&A có quy mô lớn (trên 20 triệu USD) đều gần như có mặt của bên mua hoặc bên bán là nhà đầu tư ngoại. Điển hình trong số này là các nhà đầu tư đến từ Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Nhật Bản. Trong một số lĩnh vực như bất động sản hoặc sản xuất, đã bắt đầu có sự tham gia của nhà đầu tư Trung Quốc.

Các doanh nghiệp đến từ Singapore nổi bật với xu hướng tập trung mua lại các dự án và bất động sản tại TP. HCM như Duxton Hotel Saigon, Empire City, Somerset Vista HCM, Kumho Asiana Plaza.

Trong khi đó, các doanh nghiệp đến từ Thái Lan lại tập trung vào mảng bán lẻ và sản xuất. Các thương vụ lớn của "khối Thái Lan" là Central Group mua lại Big C, Singha trở thành nhà đầu tư chiến lược của Masan, TCC mua lại hệ thống Metro và tập đoàn SCG mua lại các nhà máy xi măng - trong đó có nhà máy xi măng Holcim của tập đoàn LafargeHolcim.

Các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng có thương vụ M&A đáng chú ý trong ngành bán lẻ khi CJ mua cổ phần của Cầu Tre và Deasang mua Công ty thực phẩm Đức Việt với giá trị 33 triệu USD. Shinhan Bank cũng thế hiện nỗ lực của nhà đầu tư Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam với thương vụ mua lại mảng bán lẻ của Ngân hàng ANZ.

Một đặc điểm đáng chú ý khác là xu hướng các tập đoàn quốc tế mua lại các khoản đầu tư từ các quỹ đầu tư. Với xu hướng này, các quỹ đầu tư và tổ chức trung gian đang đóng vai trò xúc tác cho các thương vụ.

Điển hình như thương vụ mua lại của Domesco vào năm 2014 hay Công ty Nhật bản Taisho mua lại các khoản đầu tư để chiếm 24% cổ phần của Dược Hậu Giang trong năm 2016. Các công ty mà nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao có thể là những đối tượng cho các thương vụ M&A lớn trong tương lai, ví dụ như Dược Hậu Giang, Vinamilk, Traphaco…

Mặc dù khối ngoại ghi dấu ấn sâu đậm, tuy vậy danh sách 50 thương vụ M&A tiêu biểu 2016 – 2017 cũng ghi nhận các doanh nghiệp Việt Nam là người mua tích cực nhất với các thương vụ: Kido tăng sở hữu cổ phần tại Vocarimex và IPO Kido Foods; Thành Thành Công sáp nhập TTC Tây Ninh và Đường Biên Hòa…

Danh sách các thương vụ M&A tiêu biểu nhất:

Chiếm 77% tổng giá trị, khối ngoại đang làm chủ cuộc chơi M&A Việt Nam  ảnh 1

Chiếm 77% tổng giá trị, khối ngoại đang làm chủ cuộc chơi M&A Việt Nam  ảnh 2

Chiếm 77% tổng giá trị, khối ngoại đang làm chủ cuộc chơi M&A Việt Nam  ảnh 3

Tin mới lên