Hồ sơ VNF

Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong giai đoạn mới

(VNF) - VietnamFinance trân trọng giới thiệu tham luận của Giáo sư Trần Văn Thọ, Đại học Waseda (Nhật Bản) về chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong giai đoạn mới

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Trong lịch sử kinh tế thế giới, Việt Nam thuộc thế hệ công nghiệp hóa thứ sáu, lại nằm giữa vùng Đông Á mà chung quanh là các thế hệ công nghiệp hóa thứ tư, thứ năm.

Với tính thời đại và tính khu vực ấy, Việt Nam tiếp cận quá dễ dàng với các nguồn lực nước ngoài (tư bản, công nghệ, trì thức quản lý, kính doanh) nhưng trong đó không ít là những nguồn lực cấp thấp.

Mặt khác, quá trình chuyển từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường theo chính sách tiệm tiến kiểu Việt Nam làm cho tư bản dân tộc chậm phát triển. Năng lực quản trị đất nước, năng lực hoạch định và thực thi chính sách cũng chậm được cài thiện. Nói chung là nội lực việt Nam rất yếu.

Trong bối cảnh đó, công nghiệp hóa Việt Nam từ thập niên 1990 đến nay tuy có tiến triển khá nhìn từ một số chỉ tiêu tổng hợp, nhưng không triển khai mạnh mẽ như những nước thuộc các thế hệ công nghiệp hóa đi trước mặc dù có chung hai thuận lợi là lợi thế của nước đi sau và "giai đoạn dân sô' vàng".

Ngoài ra, nội lực yếu nhưng với chính sách mở cửa chưa dự báo được đầy đủ các tác động làm phát sinh nền kinh tế hai tầng (dualism) hầu như không liên kết nhau, một bên là khu vực doanh nghiệp nước ngoài (FDI) và một bên là khu vực doanh nghiệp trong nước.

Quý độc giả có thể xem toàn văn tham luận của GS Trần Văn Thọ tại đây.

Tin mới lên