Tài chính

Chủ động mời 'đầu tư chiến lược' vào IDICO, HUD, VICEM và Sông Đà

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh vừa ký Công văn số 2192/BXD - QLNN mời nhà đầu tư quan tâm trở thành nhà đầu tư chiến lược sau khi cổ phần hóa các Công ty mẹ - Tổng công ty mà Bộ này đang quản lý.

Chủ động mời 'đầu tư chiến lược' vào IDICO, HUD, VICEM và Sông Đà

Chủ động mời 'đầu tư chiến lược' sẽ được áp dụng cho các doanh nghiệp lớn như Vicem

Các đơn vị này gồm: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO); Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD); Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.

Theo Bộ Xây dựng, đây là "các doanh nghiệp nhà nước hàng đầu trong các lĩnh vực đầu tư và xây dựng công trình thủy điện, dân dụng và công nghiệp; khu đô thị, khu công nghiệp; sản xuất vật liệu xây dựng; kinh doanh bất động sản... với uy tín, bề dày kinh nghiệm hàng chục năm trên thị trường và đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành xây dựng nói riêng và kinh tế đất nước nói chung".

Hiện nay, các tổng công ty này "đang tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao năng lực về tài chính, quản trị và công nghệ của doanh nghiệp để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của nền kinh tế đang hội nhập quốc tế sâu rộng".

Theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, nhà đầu tư có thể liên hệ và gửi hồ sơ (theo mẫu) đến Bộ Xây dựng (qua Vụ Quản lý doanh nghiệp), hoặc trực tiếp tại các Tổng công ty nói trên.

thư mời.
Mẫu thư để nhà đầu tư gửi đến doanh nghiệp có mong muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược.

Theo một báo cáo của Bộ Xây dựng hồi tháng 7 vừa qua, việc xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa tại Tổng công ty Sông Đà, IDICO và HUD đã bị chậm lại đáng kể. 

Nguyên nhân chủ yếu do các Tổng công ty đang thực hiện cổ phần hóa đa số có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, nên việc xử lý công nợ, xử lý tài chính, phương án sử dụng đất trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa gặp nhiều khó khăn vướng mắc, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện. 

Do đó, một trong những trọng tâm công tác của ngành xây dựng thời gian tới vẫn là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu và cổ phần hóa; thực hiện IPO, Đại hội cổ đông lần đầu các doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa để chuyển sang hình thức công ty cổ phần gồm Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1), Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 (FICO), Tổng công ty Cơ khí Xây dựng (COMA), Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam (VNCC). 

Bộ Xây dựng đang tiếp tục chỉ đạo các Tổng công ty rà soát các danh mục thoái vốn chưa thực hiện trong giai đoạn 2011-2015 để hoàn thành công tác thoái vốn theo đề án đã được phê duyệt. Đồng thời, tiếp tục xây dựng kế hoạch để triển khai phương án sắp xếp doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020. 

Tin mới lên