Tài chính quốc tế

Chứng khoán châu Á trải qua tháng tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch xuất hiện

(VNF) - Chứng khoán châu Á trong tháng 9 đã phải đối mặt với tháng tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, khi thị trường tiền tệ và trái phiếu đều trở nên đáng ngại sau những lần thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương toàn cầu và nỗi lo suy thoái cũng như rủi ro địa chính trị bao trùm.

Chứng khoán châu Á trải qua tháng tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch xuất hiện

Chứng khoán châu Á hoạt động kém nhất kể từ tháng 3/2020.

Ngày 30/9, ngày cuối cùng của quý III, thị trường chứng khoán ở Châu Á - Thái Bình Dương hầu hết đều giảm sau một đợt bán tháo.

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,83% xuống 25.937,21 và chỉ số Topix giảm 1,76% xuống 1.835,94. S&P/ASX 200 của Australia mất 1,23% xuống 6,474,20.

Chỉ số Hang Seng ở Hong Kong tăng nhẹ 0,27% trong giờ giao dịch cuối cùng, trong khi chỉ số Hang Seng Tech giảm 1,05%. Hợp phần Thượng Hải của Trung Quốc đại lục giảm 0,55% xuống 3.024,39 và Hợp phần Thâm Quyến thấp hơn 1,29% ở mức 10.778,61.

Tính đến cuối tháng 9, Chỉ số Doanh nghiệp Trung Quốc Hang Seng đã mất 14%, ghi nhận hoạt động kém nhất trong số các điểm chuẩn về vốn chủ sở hữu lớn trên toàn cầu trong tháng này. 

Kospi ở Hàn Quốc giảm 0,71% xuống 2.155,49 và Kosdaq giảm 0,36% xuống 672,65. Chỉ số rộng nhất của MSCI về cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đã giảm 0,11%.

Chỉ số châu Á đã ghi nhận mức giảm đáng kinh ngạc 12,5% trong tháng, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 3/2020 khi đại dịch Covid-19 đẩy thị trường tài chính toàn cầu vào hỗn loạn. Tính từ đầu năm tới nay, chỉ số MSCI Châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 21%, giao dịch ở gần mức định giá rẻ trong lịch sử so với Chỉ số Thế giới MSCI và Chỉ số S&P 500.

Cổ phiếu Hong Kong có khả năng hướng tới quý tồi tệ nhất kể từ năm 2001 và các cổ phiếu bluechip của Trung Quốc cũng có thể kết thúc tháng 9 với khoản lỗ hàng quý lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán vào năm 2015.

Trên thị trường tiền tệ, các nhà giao dịch vẫn tỏ ra lo ngại trước nguy cơ can thiệp từ các ngân hàng trung ương. Đồng USD đã tăng 2,9% trong tháng 9, mức tăng tốt nhất kể từ tháng 4 năm nay, khiến đồng Yên Nhật, NDT Trung Quốc và nhiều đồng tiền của thị trường mới nổi xuống mức thấp kỷ lục.

Timothy Moe, trưởng chiến lược gia cổ phiếu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Goldman Sachs cho biết: “Bộ ba rắc rối gồm tỷ giá tăng, tăng trưởng chậm lại và đồng USD tăng mạnh đều đang trở nên đáng ngại hơn. Chúng tôi dự định giảm dự báo hơn nữa và kỳ vọng hiệu suất khu vực phần lớn không đổi trong hai quý tới."

Tuy nhiên, công ty phân tích tài chính Robeco lại tỏ ra tích cực về thị trường châu Á, đánh giá đây là khu vực “kiên cường” so với những mức giảm của các thị trường chứng khoán khác trên thế giới từ đầu năm tới nay.

Theo Robeco, chứng khoán châu Á có thể hồi phục nhờ mức định giá hấp dẫn và được coi là “an toàn” hơn so với các tài sản của Mỹ khi thị trường trải qua sự điều chỉnh tăng trưởng và các nhà hoạch định chính sách châu Á đẩy mạnh các chương trình kích thích kinh tế.

Xem thêm >> Cổ phiếu lao dốc, vốn hóa Apple 'bốc hơi' 120 tỷ USD

Tin mới lên