Tài chính

Chứng khoán tuần tới 11-15/12: Nên mua ngay hay đứng ngoài?

(VNF) - Sau tuần mua ròng kỷ lục gần 2.400 tỷ đồng, nhà đầu tư nước ngoài đã quay ra bán ròng trở lại, và đây là một trong những tác nhân chính khiến thị trường đảo chiều giảm sau chuỗi ngày tăng nóng.

Chứng khoán tuần tới 11-15/12: Nên mua ngay hay đứng ngoài?

Chấm dứt chuỗi tăng điểm liên tiếp, khối ngoại quay đầu bán ròng

Nhận định chứng khoán tuần tới

Thanh khoản thị trường chứng khoán trong tuần qua sụt giảm mạnh cho thấy nhiều nhà đầu tư đang khá thận trọng và ở ngoài quan sát thị trường trong giai đoạn này.

Điểm tích cực có thể quan sát được là việc dòng tiền có sự dịch chuyển từ nhóm vốn hóa lớn sang các cổ phiếu vừa và nhỏ giúp cho độ rộng thị trường khá tốt trong bối cảnh hai sàn kết phiên trái chiều.

Nhà đầu tư chứng khoán ngắn hạn chưa nên mua thêm vào tuần tới và có thể tận dụng những nhịp hồi phục trong phiên để giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức an toàn.

Nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục nắm giữ những mã cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục và có triển vọng tích cực.

Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, VN-Index giảm 20,17 điểm xuống còn 940,16 điểm tương ứng mức giảm 2,1%, HNX-Index giảm 1,68 điểm xuống còn 113,81 điểm tương ứng mức giảm 1,45%, UPCOM-Index tăng 0,02 điểm lên mức 54,47 điểm tương ứng mức tăng 0,04%.

Thanh khoản trên cả hai sàn đồng loạt sụt giảm. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 206,4 triệu đơn vị trên phiên sụt giảm 12.96% so với tuần giao dịch trước, trong khi trên sàn HNX đạt 66,9 triệu cổ phiếu trên phiên, giảm 3,57%.

Đa số nhóm ngành trong tuần đều đồng loạt giảm điểm, trừ Dầu khí tăng 0,82%, nguyên vật liệu tăng 1,07%, tiện tích cộng đồng tăng 3,37%, còn lại, ngân hàng giảm 2,1%, hàng tiêu dung giảm 2%, công nghiệp giảm 2%...

Khối ngoại tuần qua

Trên sàn HOSE, khối ngoại chỉ thực hiện duy nhất 1 phiên mua ròng ngày 5/12 và 4 phiên bán ròng. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 14,05 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 1.176,69 tỷ đồng, trong khi tuần trước mua ròng 75,2 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng lên tới1.822,26 tỷ đồng.

Trong đó, khối này đã mua vào 68,13 triệu đơn vị, giá trị 3.487,67 tỷ đồng (giảm 52,42% về lượng và giảm 42,32% về giá trị so với tuần trước đó) và bán ra 82,18 triệu đơn vị, giá trị 4.664,36 tỷ đồng (tăng 20,86% về lượng và 10,42% về giá trị so với tuần trước).

Cổ phiếu VIC bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng 6,44 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 461,76 tỷ đồng. Tiếp đó, NVL bị bán ròng 6,26 triệu đơn vị, giá trị 382,14 tỷ đồng.

Cùng với đó, DIG là mã đứng thứ 3 trong danh mục bán ròng mạnh với khối lượng bị bán ròng đạt 4,68 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 95,94 tỷ đồng.

Cổ phiếu lớn VNM tiếp tục bị bán ròng khá mạnh trong tuần qua với tổng giá trị 199,7 tỷ đồng, tương đương khối lượng bán ròng 1,06 triệu đơn vị. Ngoài ra, khối ngoại còn sang tay nhau hơn 4,52 triệu cổ phiếu VNM với tổng giá trị tương ứng 890,88 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu NLG được khối ngoại mua ròng mạnh nhất tuần với 2,08 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 63,87 tỷ đồng.

Đứng ở vị trí tiếp theo, HT1 được mua ròng hơn 2 triệu đơn vị, giá trị 35,25tỷ đồng, PVD được mua ròng 1,76 triệu đơn vị, giá trị 34,62 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện 2 phiên mua ròng vào đầu tuần và 3 phiên bán ròng cuối tuần. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 2,4 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 28,93 tỷ đồng, trong khi tuần trước đó mua ròng gần 6,1 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 246,05 tỷ đồng.

Cụ thể, khối này đã mua vào với khối lượng 6,44 triệu đơn vị, giá trị 125,02 tỷ đồng (giảm 65,85% về lượng và 72,73% về giá trị so với tuần trước) và bán ra với khối lượng 8,84 triệu đơn vị, giá trị 153,95 tỷ đồng (giảm 30,68% về lượng và 27,51% về giá trị so với tuần trước).

Khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu PVS với khối lượng 1,44 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 27,43 tỷ đồng.

Đứng ở vị trí tiếp theo, HUT được mua ròng 708.384 đơn vị, giá trị 8,42 tỷ đồng và SHB được mua ròng 194.901 đơn vị, giá trị 1,8 tỷ đồng.

Trong khi đó, cổ phiếu VGC bị bán ròng mạnh nhất về giá trị đạt 34,87 tỷ đồng, tương đương khối lượng 1,35 triệu đơn vị. Còn PVX là mã bị bán ròng mạnh nhất về khối lượng với 1,59 triệu đơn vị, giá trị 3,81 tỷ đồng.

Diễn biến giao dịch tuần qua

Thị trường chứng khoán khởi đầu với sự hưng phấn khi các chỉ số thị trường nối dài đà tăng điểm. Nhóm cổ phiếu blue-chip có được sự đồng thuận tốt và hỗ trợ tích cực cho thị trường. Dưới bệ đỡ vững chắc từ nhóm cổ phiếu này, VN-Index đã dễ dàng chinh phục mốc 970 điểm chỉ trong một phiên giao dịch đầu tuần.

Sau phiên tăng điểm mạnh đầu tuần, diễn biến tích cực đã không thể được duy trì khi áp lực chốt lời gia tăng và chấm dứt chuỗi tăng điểm ấn tượng của VN-Index. Lực bán diễn ra quyết liệt và mang tính lan tỏa trên toàn thị trường. 

Sắc đỏ theo đó chiếm ưu thế trên diện rộng. Nhóm cổ phiếu blue-chip đồng loạt điều chỉnh mạnh. Trước áp lực thoát hàng ồ ạt, VN-Index đã đánh rơi hơn 30 điểm chỉ trong 3 phiên giao dịch giữa tuần.

Phiên cuối tuần, diễn biến thị trường đã có phần ít biến động hơn khi sức nóng từ bên bán hạ nhiệt. Trong đó, sự hồi sinh của nhiều cổ phiếu blue-chip đã giúp VN-Index có phần tích cực hơn. 

Các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng chuyển biến tích cực hơn với sắc xanh lan tỏa. Nhờ đó đã giúp trạng thái phân hóa cân bằng trở lại trên thị trường. 

Cùng với đó, khối ngoại cũng là nguyên nhân không nhỏ khiến thị trường điều chỉnh trong tuần qua khi đẩy mạnh bán ròng mạnh ở nhóm cổ phiếu blue-chip VN30. Lực bán của khối ngoại diễn ra đều đặn qua các phiên với cường độ bán ròng gia tăng về cuối tuần.    

Top cổ phiếu tăng/giảm

Cổ phiếu VOS của Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam đã trở thành quán quân với mức tăng 32,73% khi bất ngờ tăng mạnh 5 phiên ròng, trong đó có tới 4 phiên tăng trần. Qua đó, giá cổ phiếu VOS đã được kéo từ mức 2.200 đồng/cổ phiếu (giá đóng cửa phiên 1/12) lên mức 2.920 đồng/cổ phiếu (giá đóng cửa phiên 8/12).

Không chỉ tăng vọt về giá, cổ phiếu VOS còn ghi điểm với thanh khoản cải thiện mạnh. Các phiên trong tuần vừa qua, khối lượng khớp lệnh của VOS đều đạt hơn 1-2 triệu đơn vị và tính trung bình cả tuần, khối lượng khớp lệnh của cổ phiếu này đạt 1,8 triệu đơn vị/phiên.

Việc tăng điểm của cổ phiếu natf nhiều khả năng đến từ thông tin VOS cùng với VNA, DDM và Vinalines VLC ký hợp đồng vận chuyển phân bón với các tập đoàn lớn của Malaysia như Petronas Chemicals Marketing Ltd, Hemat Marine Sdn Bhd.

Cổ phiếu CMG tăng 27.59% trong tuần qua khi chưa đón nhận thêm thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Thông tin hỗ trợ mạnh nhất cho cổ phiếu này vẫn đến từ kết quả kinh doanh quý II/2017 (kỳ kế toán 01/04/2017-30/09/2017) với những kết quả khả quan. Cụ thể, doanh thu hợp nhất 6T/2017 đạt hơn 2,404 tỷ đồng, tăng trưởng 8.4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 6 Tháng/2017 cũng đạt kết quả tích cực với hơn 119 tỷ đồng, tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước.  

Cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua. Sau 3 phiên giảm sâu vào đầu tuần, dù đã hồi phục nhẹ trong 2 ngày cuối tuần nhưng cũng đã lấy đi của ROS tới 25.400 đồng/Cổ phiếu, tương ứng mất 14,2%.

Cổ phiếu BHN của Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội cũng đón nhận một tuần giao dịch giảm khá mạnh khi có tới 4 phiên giảm và chỉ 1 phiên đứng giá ngày 7/12, với tổng cộng mức giảm đạt 12,72%.


Tin mới lên