Thị trường

Chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo tác hại của việc lạm dụng đường trong đồ uống

(VNF) - PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia - chia sẻ về tác hại của việc lạm dụng đường trong đồ uống nói riêng, chế độ dinh dưỡng nói chung và đưa ra các khuyến cáo giúp người tiêu dùng lựa chọn, sử dụng sản phẩm đồ uống, nước trái cây đóng chai một cách thông thái, tốt cho sức khỏe.

- Tôi nghe nói, trong các loại gia vị, đường là thứ mà các nhà khoa học khá “kỳ thị” vì cho rằng nó ảnh hưởng đến sức khoẻ thậm chí còn hơn cả muối. Là một chuyên gia dinh dưỡng, bà có cho rằng sử dụng nhiều đường có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ?

Đường là một gia vị tạo vị ngọt, ngon, thơm cho món ăn. Tuy nhiên việc sử dụng nhiều đường sẽ gây tăng thêm năng lượng trong khẩu phần ăn, nếu dư thừa sẽ gây thừa cân, béo phì.

Bên cạnh đó, việc ăn nhiều đường hấp thu nhanh còn gây tăng glucose máu và gây rối loạn dung nạp đường. Đây là một trong những nguyên nhân của bệnh đái tháo đường type 2. Đường chỉ cung cấp năng lượng, không có các vitamin, khoáng chất, vi chất dinh dưỡng.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

- Đường có rất nhiều loại. Bà có thể cho biết loại đường mà WHO và các nhà khoa học cảnh báo “có hại cho sức khoẻ nếu dùng quá ngưỡng” là loại nào?

Các loại đường được WHO khuyến cáo nên dùng trong ngưỡng an toàn bao gồm đường kính, là loại đường được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, có thành phần 100% từ mía hay củ cải đường, vị ngọt sâu, dễ tan. Có các loại đường kính mầu trắng, mầu nâu, đường phèn… dễ tan, dễ pha đồ uống ấm, lạnh và cũng hợp với chế biến món ăn.

Cùng với đó là mật ong, là chất lỏng hơi đặc, có màu nâu vàng, ngọt hơn đường kính, có hương thơm đặc trưng. Người ta sử dụng mật ong để làm bánh, tạo độ ẩm, màu sắc và vị ngọt thơm. Đường trong mật ong hoàn toàn khác so với các loại đường khác, giàu vitamin, có tác dụng làm đẹp da, tăng cường sức khỏe, có đặc tính chống vi khuẩn, do vậy nó còn được dùng để chữa đau họng, giảm ho.

Chất ngọt nhân tạo được làm dành cho người ăn kiêng. Nó không phải là đường và không chứa calo. Tuy nhiên, chất ngọt nhân tạo thường được tổng hợp từ các chất hóa học như splenda và sucralose, maltodextrin, phụ gia,… để tăng cảm giác vị ngọt và nó cũng không hề có lợi cho sức khỏe.

Đó là những loại đường được khuyến cáo nên dùng trong ngưỡng cho phép.

- Trong trái cây cũng có nhiều đường, đường trong trái cây là đường gì, có nằm trong danh mục cần hạn chế tiêu thụ không, thưa bà?

Đường hoa quả hay đường trái cây là Fructose, còn gọi là đường fructô, là một monosaccharide.

Fructose có chỉ số đường huyết (Glycemic index hay IG) rất thấp, khoảng 22, nên làm tăng glucose trong máu chậm hơn so với đường sucrose (đường mía) có IG khoảng 67.

Đường tự nhiên có trong các loại thực phẩm như trái cây, rau quả, là những thực phẩm lành mạnh có chứa nước, chất xơ và các vi chất dinh dưỡng khác.

- Con số về lượng đường được sử dụng nằm trong ngưỡng an toàn mà WHO quy định chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong mỗi khẩu phần ăn, thưa bà?

Theo khuyến cáo của WHO, cả người lớn và trẻ em nên giới hạn lượng đường tự do đến dưới 10% tổng lượng calo tiêu thụ. Tiêu thụ dưới mức 5% thậm chí còn tốt hơn nữa và mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Đường tự do được tính không bao gồm các loại đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây và rau quả tươi. Không có bằng chứng khoa học nào cho rằng tiêu thụ những loại đường tự nhiên dẫn đến vấn đề sức khỏe. Vì vậy, hướng dẫn ngưỡng dùng đường an toàn không áp dụng với trái cây tươi và rau quả.

- Nếu nói đường chỉ nên chiếm 5-10% trong khẩu phần ăn thì có lẽ hơi trừu tượng. Những người bình thường không làm công tác nghiên cứu như tôi chắc khó có thể hình dung mình đang ăn bao nhiêu đường trong mỗi bữa ăn. Có con số nào dễ hình dung hơn không?

Để dễ hiểu hơn, chúng ta có thể hình dung thế này: một người trưởng thành nữ, lao động mức trung bình cần 2000 Kcal/ngày. 10% năng lượng khẩu phần đường = 200Kcal, 1g đường cho  4kcal,  vậy 200Kcal = 50g đường. Như vậy, con số đưa ra là không nên tiêu thụ quá 50g đường mỗi ngày hoặc 12 thìa cà phê.

Và bạn phải nhớ rằng dưới 50g đường được phép sử dụng là bao gồm tất cả các loại đường tự do dưới mọi hình thức: đường cho thêm, đường có trong bánh kẹo, cà phê, nước ngọt đóng chai, trà sữa, kem, sữa đặc có đường,…

- Con số 50g đường mà bà vừa nói là 1 giới hạn “thoáng”, dễ tuân thủ hay là mức khắt khe?

Như ở trên tôi đã nói, đường hiện diện trong rất nhiều đồ ăn và thức uống, vì vậy không nhất thiết lượng đường mỗi người tiêu thụ là số thìa đường được nhìn thấy cho vào thức uống, mà có khi các thực phẩm, nước uống đã cung cấp đủ 50g đường/ngày rồi.

Ví dụ: 1 cốc trà sữa 500ml, với độ đường cho là 7% thì đã cung cấp 35g đường rồi; 1 cốc cà phê cho 3 thìa cà phê sữa đặc có đường thì đã 12g đường rồi, nếu ngày uống 3 cốc thì đã có 36g đường. Hay sản phẩm nước ép trái cây đóng chai thường được bổ sung đường với hàm lượng khác nhau. Có những loại được gọi là “nước trái cây” nhưng chủ yếu làm từ các hương liệu hóa tổng hợp, chứa rất nhiều đường, khi đi vào cơ thể sẽ gây dư thừa đường, thừa năng lượng, có hại cho sức khoẻ, rõ nhất là gây nguy cơ thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính không lây khác như tiểu đường, tim mạch, ung thư,….

- Rất mừng là thị trường Việt Nam hiện nay đã xuất hiện những sản phẩm nước ép trái cây đóng chai sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng đường tinh luyện. Những sản phẩm này lấy vị ngọt từ chính nguyên liệu làm nên sản phẩm. Ở góc độ sức khoẻ, dinh dưỡng, bà đánh giá thế nào về loại đồ uống này?

Tôi đánh giá cao loại sản phẩm nước ép trái cây đóng chai sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên và hoàn toàn không bổ sung đường. Về góc độ sức khoẻ thì các thức uống này không có nguy cơ gây thừa đường, lại chứa các yếu tố có lợi cho sức khoẻ như: giàu vitamin, khoáng chất, các chất xơ hoà tan, các yếu tố chống oxy hoá rất có lợi cho sức khoẻ.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm đánh giá cao loại nước ép trái cây đóng chai sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên và hoàn toàn không bổ sung đường.

- Với những sản phẩm nước trái cây tự nhiên không đường, như bà nói là tốt cho sức khoẻ. Vậy có nên dùng thoải mái không hay vẫn nên tuân thủ theo khuyến cáo về liều lượng? Cụ thể, liều lượng sử dụng cho từng đối tượng khác nhau như trẻ em, người lớn, người bị bệnh tiểu đường là như thế nào? Nếu tuân thủ liều lượng này thì đáp ứng được bao nhiêu % nhu cầu vitamin, khoáng chất được khuyến nghị dành cho mỗi đối tượng cụ thể?

Với sản phẩm nước trái cây tự nhiên không bổ sung đường nên dùng theo khuyến cáo 1-2 lần/ngày. Với liều lượng này, các vitamin khoáng chất được đáp ứng 50-70% nhu cầu khuyến nghị. Phần còn lại còn do các thức ăn, rau củ cung cấp trong bữa ăn hàng ngày.

Người bệnh tiểu đường không nên dùng thoải mái, cũng chỉ nên dùng 1-2 lần/ngày. Khi dùng phải tính toán tổng số chất bột đường được dùng trong ngày bao gồm cả lượng đường có trong nước ép quả chín này.

PV: Xin cảm ơn bà về những thông tin hữu ích này!

Nước ép trái cây tự nhiên TH true JUICE của Tập đoàn TH (đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK) được sản xuất từ trái cây tự nhiên, không chứa chất bảo quản hay phụ gia hóa học, hoàn toàn là nước trái cây tự nhiên nguyên chất. Trong đó, đặc biệt, các sản phẩm Nước ép trái cây Cam tự nhiên, Táo tự nhiên, Táo-Đào tự nhiên, Táo-Gấc tự nhiên không bổ sung đường, có vị ngọt tự nhiên vốn có hoàn toàn từ trái cây.

Để mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, hoàn toàn từ thiên nhiên, các loại trái cây dùng làm nguyên liệu cho TH true JUICE đều được tuyển chọn kỹ lưỡng từ các vùng trái cây chất lượng cao nổi tiếng của thế giới như Úc, Israel, Pháp, Ấn Độ,…

Không chỉ tạo lập danh tiếng với thương hiệu sữa tươi sạch TH true MILK, Tập đoàn TH cũng đã tiên phong trên con đường Đồ uống tốt cho sức khỏe, góp phần cân chỉnh thói quen tiêu thụ quá nhiều đường của người tiêu dùng. Trước TH true JUICE, người tiêu dùng Việt đã đón nhận những sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, không bổ sung đường khác của TH như Nước gạo rang TH true RICE hay Sữa hạt TH true NUT (với vị ngọt tự nhiên từ chà là).

Tin mới lên