Tài chính

Cổ phiếu BĐS và ngân hàng đồng thuận, VN-Index tăng gần 23 điểm với 73 mã kịch trần

(VNF) - Toàn sàn HoSE có 73 mã tăng kịch trần, trong đó cổ phiếu bất động sản (BĐS) chiếm phần lớn.

Cổ phiếu BĐS và ngân hàng đồng thuận, VN-Index tăng gần 23 điểm với 73 mã kịch trần

Cổ phiếu BĐS và ngân hàng đồng thuận, VN-Index tăng gần 23 điểm với 73 mã kịch trần

Mặc dù giao dịch khá ảm đạm đầu phiên 20/1 nhưng càng về cuối phiên, thị trường chứng khoán càng khởi sắc. VN-Index kết phiên với mức tăng 22,51 điểm, tương đương 1,56%, đạt 1.465,3 điểm nhờ sự đồng thuận của cổ phiếu bất động sản và ngân hàng.

Ở nhóm ngân hàng, BID tăng kịch trần, trở thành cổ phiếu tác động tích cực nhất đến VN-Index. CTG cũng tăng mạnh 3,85%. Các cổ phiếu khác tăng đáng kể gồm: VPB tăng 1,34%, MBB tăng 2,03%, STB tăng 2,74%, SSB tăng 2,61%, SHB tăng 5,94%, MSB tăng 1,35%. Sắc đỏ hiện lên ở ACB và HDB nhưng mức giảm không đáng kể, chưa tới 0,2%.

Trong khi đó, ở nhóm bất động sản, hàng loạt cổ phiếu tăng kịch trần như DIG, DXG, ITA, TCH, HBC, HDC, SCR, SZC, LDG, TCD, CTD, AGG, LCG, FCN... Sắc xanh bao phủ phần lớn cổ phiếu bất động sản, trong đó cũng không thể không kể đến KBC tăng 3,34%, NLG tăng 4,06%, BCM tăng 4,26%, CRE tăng 4,29%, SJS tăng 4,64%... Tuy vậy, vẫn có một số cổ phiếu giảm kịch sàn như FLC, CII, ROS, QCG. "Anh cả" VIC ghi nhận sắc đỏ với mức giảm 0,84%.

Cổ phiếu chứng khoán giao dịch khá khả quan khi SSI tăng 1,11%, VND tăng 1,65%, VCI tăng 3,83%, HCM tăng 0,51%, FTS tăng 3,78%...

Với nhóm sản xuất, sắc xanh ngập tràn, trong đó HPG và MSN đều tăng 1,15%, GVR tăng 2,2%, GEX tăng 6,74%; DGC, BHN, SAM, FIT, IDI, DLG, CMX tăng kịch trần. Tuy nhiên, VNM giảm 0,48%, SAB đứng giá tham chiếu.

Cổ phiếu năng lượng và bán lẻ cũng diễn biến tích cực khi GAS tăng 1,5%, POW tăng 5,92% trong khi PLX đứng giá tham chiếu; MWG tăng 0,37%, PNJ tăng 0,85%.

Phân hóa xảy ra ở cổ phiếu hàng không khi VJC giảm 2,14% còn HVN lại tăng 0,44%.

Toàn sàn HoSE có 368 mã tăng giá, trong đó có tới 73 mã tăng kịch trần; 32 mã đứng giá tham chiếu và 109 mã giảm giá, trong đó có 9 mã giảm kịch sàn. Thanh khoản khớp lệnh tiếp tục ở mức khá thấp, đạt 22.433 tỷ đồng.

Tin mới lên