Tài chính quốc tế

‘Coin sàn’ - món đầu tư giá hời hay rủi ro?

(VNF) - Các sàn tiền ảo đang nổi lên thành một trong những đối tượng hưởng lợi lớn nhất từ cơn sốt tiền ảo...

‘Coin sàn’ - món đầu tư giá hời hay rủi ro?

‘Coin sàn’ món đầu tư giá hời hay rủi ro?

Coin sàn là gì?

Coin sàn là một thuật ngữ dùng để chỉ các đồng token do một sàn giao dịch coin nào đó phát hành thông qua chiến dịch ICO hoặc theo hình thức trả thưởng. (Thật ra tên “coin sàn” mà chúng ta vẫn hay gọi không chính xác, vì đồng tiền riêng của các sàn giao dịch này vẫn chỉ là một token chứ chưa phải là coin, nhưng tại Việt Nam từ này được sử dụng phổ biến). Mục đích mà các sàn giao dịch này tạo ra đồng token của riêng mình để:

- Duy trì và phát triển hệ thống.

- Phát triển công nghệ.

- Hỗ trợ nhà đầu tư giảm phí giao dịch.

‘Hốt bạc từ phí giao dịch’

Hiện tại, các sàn tiền ảo đang nổi lên thành một trong những đối tượng hưởng lợi lớn nhất từ cơn sốt tiền ảo. Ước tính của hãng tin này cho thấy 10 sàn tiền ảo lớn nhất thế giới hiện nay thu tới hơn 3 triệu USD tiền phí giao dịch mỗi sàn mỗi ngày, tương đương khoản thu hơn 1 tỷ USD mỗi năm. Con số ước tính được đưa ra dựa trên khối lượng giao dịch và mức phí trên các sàn.

"Các sàn tiền ảo và các nhà xử lý giao dịch chính là những người hưởng lợi nhiều nhất trong lĩnh vực tiền ảo hiện nay, bởi họ giữ vai trò là cánh cửa cho phép mọi người giao dịch và tham gia vào lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng này", nhà phân tích Gil Luria thuộc công ty D. A. Davidson & Co. nhận định. "Đây là một lĩnh vực kinh doanh lớn và tôi không ngạc nhiên khi thấy họ kiếm hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ USD doanh thu mỗi năm".

Khối lượng giao dịch đã tăng 100 lần trong 2 năm trở lại đây

Sàn tiền ảo Binance ở Malta và OKEx ở Hồng Kông đang là hai sàn có khối lượng giao dịch lớn nhất, đạt khoảng 300 triệu USD mỗi sàn mỗi ngày. Mức phí giao dịch trên sàn Binance là 0,2%, còn mức phí trên sàn OKEx là 0,07% đối với các nhà giao dịch hoạt động tích cực nhất. Bởi vậy, sàn Binance có khả năng đạt doanh thu phí dịch vụ lớn nhất.

Vì sao “Coin sàn” lại trở nên hot?

Nhờ sự gia tăng khối lượng giao dịch lên đến 100 lần từ mức 150 triệu USD một ngày trong năm 2016 và lên tới 15 tỷ USD năm 2018, sàn giao dịch là người được hưởng lợi nhiều nhất. Một ví dụ có thể kể đến chính là Binance Coin (BNB), BNB được sinh ra để giúp những người nắm giữ nó giao dịch trên sàn Binance được giảm phí giao dịch và giúp tăng lượng hoa hồng nhận được khi giới thiệu người dùng mới. Khi được phát hành, Binance Coin chỉ có mức giá 0,15 USD, Đỉnh điểm BNB có mức giá 25 USD, tương đương mức tăng 166 lần chỉ trong vòng nửa năm.

BNB được coi là hình mẫu của các Coin sàn

Nhờ sự thành công của BNB, hàng loạt Coin sàn khác ra đời với nhiều tính năng và quyền lợi hơn như Huobi Token giúp ai nắm giữ có thể được khuyên mãi khi coin mới lên sàn, Kucoin Token giúp bạn nhận được lợi nhuận từ phí giao dịch nếu nắm giữ số lượng lớn. Nhìn chung, tất cả những gì bạn nhận được đều xoay quanh phí giao dịch, như vậy, nếu khối lượng giao dịch của sàn tăng thì bạn sẽ là người hưởng lợi, nếu nếu ngược lại, giá token sẽ đi xuống.

Hacker – Rủi ro lớn nhất của sàn

Dù tiền năng rất lớn như vậy, nhưng liệu coin sàn có rủi không là câu hỏi của rất nhiều người. Rủi ro lớn nhất của các sàn giao dịch tiền mật mã chính là các Hacker, như cách đầy 5 năm, sàn Mt.Gox đã khiến 850.000 Bitcoin của nhà đầu tư và sàn rơi vào tay Hacker cùng với đó là việc khiến giá Bitcoin rớt thê thảm.

Dù các sàn giao dịch luôn nâng cấp hệ thống bảo mật của mình, nhưng việc bị hack vẫn luôn luôn xảy ra. Ví dụ mới đây nhất là sàn giao dịch Bancor bị tấn công lấy mất số tiền mã hóa, bao gồm đồng Ethereum (ETH), đồng tiền ảo Bancor (BNT) - đồng tiền do chính sàn này phát hành và đồng NPXS. Tổng số tiền bị lấy là 23,5 triệu USD, nhưng sau đó, Bancor thông báo đã đóng băng được 10 triệu USD đồng BNT do Công ty phát hành bằng cách sử dụng các giao thức khẩn cấp.

Tuy nhiên, gần 25.000 đồng ETH (tương đương 10 triệu USD) bị đánh cắp và và 230 triệu đồng NPXS (khoảng 1 triệu USD) xem như đã “bốc hơi”, cho dù Bancor cho biết sàn này đang làm việc với hàng chục sàn giao dịch tiền khác để theo dõi dòng tiền bị đánh cắp và cho rằng kẻ trộm khó mà tẩu tán tài sản.

Bancor là kiểu sàn giao dịch thế hệ mới, khác với các sàn giao dịch truyền thống khác. Đặt trụ sở tại Israel, Bancor là sàn giao dịch phi tập trung, được phát triển sau khi huy động được 153 triệu USD chỉ trong vài giờ sau đợt phát hành tiền ảo lần đầu ra công chúng (ICO) vào tháng 7 năm ngoái. Mô hình này tự động định giá và giao dịch bất kỳ loại tiền ảo nào mà nhà đầu tư muốn giao dịch và đưa lên. Trong năm đầu tiên, Bancor đã thực hiện các giao dịch tiền mã hóa trị giá hơn 1 tỷ USD, theo số liệu của Công ty.

Với số vốn huy động khổng lồ, Bancor có lúc được xem là “ngọn cờ đầu” trong mô hình giao dịch phi tập trung, được cho là “tương lai” của các sàn giao dịch tiền mã hóa với ưu điểm vượt trội hơn so với các sàn giao dịch truyền thống. Theo đó, sàn giao dịch không nắm giữ tài sản của khách hàng, các giao dịch thực sự là của nhà đầu tư.

Pháp lý của các sàn giao dịch

Ngoài các vấn đề về kỹ thuật thì sàn giao dịch cũng đang gặp nhiều vấn đề về luật pháp của các quốc gia. Như ở Việt Nam, mới đây chính phủ đã đưa ra nghị định về việc quản lý Bitcoin. Các hành vi bị cấm theo nghị định bao gồm: Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp. Qua đó khẳng định, Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. 

Các chuyên gia tài chính lý giải, hiện nay, hệ thống tài chính - ngân hàng của Việt Nam còn ở giai đoạn đang phát triển, các yếu tố khác như cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, bảo mật chưa mạnh nên thả nổi thị trường tiền ảo sẽ có hại cho nền kinh tế. Tuy nhiên, ở mặt nào đó, dù bị cấm, thị trường tiền ảo trong nước vẫn đang lưu thông, sinh lời chạy xuyên suốt trên hệ thống mạng toàn cầu. Nghĩa là Việt Nam cũng không thể đi ngược lại với xu thế khi loại bỏ hoàn toàn tiền ảo khỏi các giao dịch quốc tế.

Vậy thì trong tương lai, Việt Nam cần có quy định quản lý rõ ràng theo tính chất, đặc điểm, thuộc tính riêng của loại tiền này. Mục tiêu của Chính phủ vẫn là ngăn chặn các hệ lụy nguy hiểm như nguy cơ sử dụng tiền ảo cho hoạt động tội phạm; hoạt động đầu tư, mua bán tiền ảo, huy động vốn qua phát hành tiền ảo gây ảnh hưởng xấu đến xã hội...

Tương lai nào cho sàn tiền ảo?

Theo tính toán của các chuyên gia thì khối lượng giao dịch trên các sàn tiền ảo có thể tăng 10 lần trong 2 năm tới, đây là cơ hội kiếm lời lớn của các sàn tiền ảo. Nhưng cùng với đó sẽ thách thức rất lớn của các sàn khi nơi đây trở thành “đại dương đỏ” - các sàn giao dịch sẽ mọc lên rất nhiều. Các sàn giao dịch phải cạnh tranh rất khốc liệt về mức độ thanh khoản và công nghệ cùng với đó là uy tín của mình.

Hiện tại, xu hướng phát triển chung của các sàn tiền số là tạo ra cộng đồng của riêng mình và bắt đầu xu hướng giao dịch ký quỹ (giao dịch margin). Bitmex là một sàn giao dịch ký quỹ cho phép người dùng có thể vay Bitcoin để mua bán tạo ra lợi nhuận, chỉ sau vài tháng, khối lượng giao dịch trên sàn này đã tăng gấp vài chục lần.

Khối lượng giao dịch mỗi ngày trên Bimex đạt 1 tỷ USD

Còn ở một hướng khác, các sàn giao dịch của các "holder" (nắm giữ) đang tạo ra cộng đồng của riêng mình và giúp các nhà giao dịch hiểu hơn về thị trường tiền số, ví dụ như Dacxi là sàn giao dịch tạo ra một mạng xã hội của riêng mình để giúp các nhà đầu tư hiểu hơn về thị trường tiền số và sẽ được giảm phí giao dịch khi nắm giữ coin của sàn.

Mô hình sàn giao dịch cộng đồng là xu hướng của năm 2018

Các sàn muốn tồn tại đều cần khối lượng giao dịch tăng, vì vậy, để khối lượng giao dịch tăng bền vững thì sàn giao dịch cần giúp nhà đầu tư sinh lời và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới. Dù vậy, thị trường tiền số vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào Bitcoin, và tương lai của Bitcoin thực sự rất khó lường, khi mà Bitcoin tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2017 bị giới chuyên gia cảnh báo là bong bóng  dù cho các nhà đầu tư lớn đang rục rịch đầu tư vào thị trường này.

Tin mới lên