Tài chính quốc tế

'Cơn bão hoàn hảo' của dầu diesel: Giá tăng, nguồn cung cạn kiệt

(VNF) - Nguồn dự trữ dầu diesel trên thế giới đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1951 và lệnh cấm đối với các sản phẩm dầu của Nga được đưa ra vào năm tới sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh về nhiên liệu này

'Cơn bão hoàn hảo' của dầu diesel: Giá tăng, nguồn cung cạn kiệt

'Cơn bão hoàn hảo' của thị trường dầu diesel: Giá tăng, nguồn cung cạn kiệt.

Theo CNBC, thị trường dầu diesel đang gặp điều kiện vô cùng thuận lợi với việc nguồn dự trữ ngày càng cạn kiệt. Bên cạnh đó, việc sông Mississippi hạn hán đã đẩy nhiều sản phẩm hơn sang vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ có thể dẫn đến sự gia tăng giá cả. 

Các nhà máy lọc dầu ở Bờ Đông đang hoạt động với công suất tối đa

Giá dầu diesel hiện nay đã tăng 33% đối với các đợt giao hàng trong tháng 11.

"Giá trung bình trên toàn quốc đối với dầu diesel hiện nay là 5,30 USD/gallon và dự kiến ​​sẽ tăng từ 0,15 đến 0,20 USD trong vài tuần tới," ông Andy Lipow, chủ tịch công ty tư vấn dầu mỏ Lipow Oil Associates (Mỹ), cho biết.

Bên cạnh đó, dự trữ dầu diesel hiện nay đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1951, với sự thiếu hụt lớn nhất ở khu vực Đông Bắc bao gồm New York và New England, khi giảm hơn 50% kể từ năm ngoái .

Ông Andy Lipow cho biết các nhà máy lọc dầu ở Bờ Đông đang làm việc hết công suất để cung cấp nhiều dầu diesel nhất có thể nhưng cũng không đảm bảo được lượng dầu cần thiết. Bất kỳ sự chậm trễ nào của các tàu chở dầu và sà lan cung cấp dầu cũng có thể khiến một nhà ga cạn kiệt nhiên liệu.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), các nhà máy lọc dầu ở Bờ Đông đã hoạt động 100% công suất trong tháng 6 và tháng 7.

"Tuần trước, các nhà máy đã hoạt động với 102% công suất, và không có thêm nguồn cung nào đến từ bốn nhà máy lọc dầu ở Bờ Đông," ông Lipow cho biết.

Vấn đề cung cấp dầu diesel ở New England càng trở nên tồi tệ hơn khi một nhà máy lọc dầu của Canada ở Newfoundland đóng cửa vào năm 2020 do đại dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến nhu cầu.

Khu vực Trung Tây cũng đang chứng kiến ​​những hạn chế về nguồn cung lớn nhất từ trước đến nay, đẩy mọi chi phí cho người làm nông lên cao. Được biết, người dân khu vực này chỉ phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu diesel thông qua nhà cung cấp địa phương.

Việc sông Mississippi hạn hán đã đẩy nhiều sản phẩm hơn sang vận chuyển bằng đường sắt.

Đạo luật Jones hạn chế đối với tàu nước ngoài

Để vùng Đông Bắc nhận được nhiều dầu diesel hơn, nhiên liệu cần phải được nhập khẩu từ một quốc gia khác hoặc tàu chở dầu từ Bờ Vịnh, nhưng điều đó không được phép vì Đạo luật Jones, còn được gọi là Đạo luật Hàng hải Thương gia năm 1920, cấm một tàu nước ngoài vận chuyển tất cả hàng hóa giữa hai cảng của Mỹ.

"Đạo luật Jones yêu cầu tất cả hàng hóa vận chuyển giữa các cảng của Mỹ phải được vận chuyển trên các tàu gắn cờ Mỹ," Thuyền trưởng Adil Ashiq, Giám đốc điều hành khu vực miền Tây của MarineTraffic cho biết. 

Do số lượng nhỏ tàu chở dầu do Mỹ sở hữu và vận hành có sẵn để vận chuyển năng lượng, giá để đặt một tàu chở dầu theo Đạo luật Jones cao gấp đôi so với một tàu chở dầu gắn cờ nước ngoài.

Chẳng hạn, một tàu chở dầu theo Đạo luật Jones chở 300.000 thùng dầu diesel từ Houston đến Boston có giá khoảng 16 cent/gallon. Nếu Đạo luật Jones được từ bỏ, một tàu chở dầu mang cờ nước ngoài chở cùng một lượng nhiên liệu và đi đến cùng một địa điểm được ước tính có giá một nửa khoảng 8 cent/gallon, tiết kiệm được 1 triệu USD cho mỗi tàu chở dầu

Đây là một trong những lý do tại sao các nhà kinh doanh năng lượng ưu tiên sử dụng tàu chở dầu mang cờ nước ngoài so với tàu chở dầu theo Đạo luật Jones.

Chuyển hướng các tàu chở dầu từ châu Âu sang Mỹ

Các thương nhân đang chuyển hướng các tàu chở dầu từ châu Âu sang Mỹ vì giá dầu diesel của Mỹ hiện cao hơn ở châu Âu nên họ có thể kiếm được lợi nhuận lớn hơn. Cho đến nay, đã có 2 tàu chở dầu đến Mỹ.

Đối với các khu vực bao gồm New England, cạnh tranh với châu Âu về nguồn cung cấp dầu diesel sẽ gia tăng trong năm tới.

Nhà phân tích hàng hải Niels Rasmussen của Công hội hàng hải quốc tế và vùng Baltic (BIMCO) cho biết, xuất khẩu dầu diesel đang được quan tâm đặc biệt kể từ tháng 2/2023, khi lệnh trừng phạt của EU đối với các sản phẩm dầu tinh luyện của Nga có hiệu lực.

Ông Rasmussen cũng cho biết thêm rằng 90% khối lượng nhập khẩu của EU là dầu diesel. Do đó, EU phải thay thế trung bình 2 triệu tấn dầu diesel nhập khẩu từ Nga. 

Ngoài ra, Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã ước tính rằng nhu cầu của EU đối với các sản phẩm tinh chế sẽ tăng 300.000-500.000 thùng mỗi ngày trong mùa đông để đáp ứng nhu cầu sưởi ấm.

Xem thêm >> Qatar đặt mục tiêu trở thành nhà kinh doanh LNG hàng đầu thế giới

Tin mới lên