Học thuật

Công ty sở hữu là gì? Hoạt động của công ty sở hữu 

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Công ty sở hữu (holding company) là gì? Hoạt động của công ty sở hữu .

Công ty sở hữu là gì? Hoạt động của công ty sở hữu 

Công ty sở hữu (holding company) là công ty kiểm soát một hay nhiều công ty. Nó có thể nắm 100% quyền sở hữu hay ít hơn (sở hữu 51% + cổ phiếu có quyền bỏ phiếu trong công ty).

Công ty sở hữu là gì?

Công ty sở hữu (holding company) là công ty kiểm soát một hay nhiều công ty. Nó có thể nắm 100% quyền sở hữu hay ít hơn (sở hữu 51% + cổ phiếu có quyền bỏ phiếu trong công ty). Quyền sở hữu như vậy cho phép công ty sở hữu có quyền kiểm soát chính sách của các công ty chi nhánh. Công ty sở hữu có thể báo cáo kế toán của các công ty chi nhánh trực thuộc nó với tư cách là kết quả kế toán cho một tập đoàn các công ty.

Hình thức công ty sở hữu được sử dụng nhiều nhất để đạt được mục tiêu tăng trưởng bằng cách đa dạng hóa hay tăng trưởng hỗn hợp. Trong trường hợp này, các công ty riêng biệt (công ty con) hoạt động trong nhiều ngành và sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, nhưng đều chịu sự chỉ đạo tập trung ở mức độ khác nhau của công ty mẹ (tức công ty sở hữu)

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Hoạt động của công ty sở hữu 

Một công ty sở hữu tồn tại với mục đích duy nhất là kiểm soát một công ty khác mà có thể là một công ty tư nhân, công ty hợp danh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, thay vì cho mục đích sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ của riêng mình. Các công ty sở hữu cũng tồn tại với mục đích sở hữu tài sản như bất động sản, bằng sáng chế, nhãn hiệu, cổ phiếu và các tài sản khác. Nếu một doanh nghiệp là 100% thuộc sở hữu của một công ty sở hữu, nó được gọi là một công ty con sở hữu toàn bộ.

Một lợi ích của việc thành lập một công ty sở hữu là công ty sở hữu được bảo vệ khỏi những tổn thất. Nếu một trong các công ty của họ bị phá sản, công ty sở hữu sẽ mất vốn và giảm giá trị ròng, nhưng những người mắc nợ và chủ nợ của công ty bị phá sản không thể theo đuổi công ty sở hữu để đòi được hoàn tiền. Do đó, một tập đoàn lớn có thể tự cơ cấu thành một công ty sở hữu với một công ty con để sở hữu thương hiệu và nhãn hiệu, một công ty khác sở hữu bất động sản, một công ty khác sở hữu thiết bị và các công ty khác để vận hành từng chuỗi nhượng quyền thương mại (franchise). Bằng cách này, mỗi công ty con cũng như chính công ty sở hữu đều có trách nhiệm hữu hạn về tài chính và pháp lý. Cấu trúc một công ty theo cách này cũng có thể giới hạn trách nhiệm về thuế bằng cách đưa cơ sở tính thuế về dựa trên một số phần nhất định của doanh nghiệp ở các khu vực pháp lý với thuế suất thấp hơn.

Các công ty sở hữu cũng cho phép các cá nhân bảo vệ tài sản cá nhân của họ. Thay vì sở hữu tài sản cá nhân và chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các vụ kiện tiềm ẩn và các rủi ro khác, các công ty sở hữu có thể sở hữu tài sản để sao cho chỉ tài sản của công ty nắm giữ có rủi ro chứ tài sản của cá nhân thì không phải đối mặt với rủi ro này.

Hoạt động của một công ty sở hữu bao gồm giám sát các công ty mà công ty đó nắm giữ. Nó có thể thuê và sa thải các nhà quản lý nếu cần thiết, nhưng các nhà quản lý của các công ty đó sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động của chính công ty con chứ không phải là công ty đsở hữu. Mặc dù công ty mẹ không quản lý hoạt động hàng ngày của các công ty mà họ kiểm soát, chủ sở hữu vẫn nên hiểu cách các công ty con này hoạt động để đánh giá hiệu suất và triển vọng của doanh nghiệp thường xuyên.

Tin mới lên