Học thuật

Đầu tư chiều rộng là gì? Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu 

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Đầu tư chiều rộng (capital widening) là gì? Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.

Đầu tư chiều rộng là gì? Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu 

Đầu tư chiều rộng (capital widening) là quá trình tích lũy tư bản với tốc độ đúng bằng tốc độ tăng của lực lượng lao động, do đó tỷ lệ vốn/lao động không thay đổi.

Đầu tư chiều rộng là gì?

Đầu tư chiều rộng (capital widening) là quá trình tích lũy tư bản với tốc độ đúng bằng tốc độ tăng của lực lượng lao động, do đó tỷ lệ vốn/lao động không thay đổi. Xem thêm đầu tư chiều sâu.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu 

Thứ nhất, đầu tư chiều rộng là nền tảng, là bước đi ban đầu để đầu tư theo chiều sâu. Đầu tư theo chiều rộng tạo điều kiện tích lũy vốn và kinh nghiệm trong việc lựa chọn chiến lược và phương thức đầu tư theo chiều sâu có hiệu quả; hiểu được trình độ công nghệ của ngành và doanh nghiệp khác, từ đó lựa chọn trình độ công nghệ đầu tư. Doanh nghiệp dựa trên kết quả đầu tư theo chiều rộng như: xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị, đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực… để tiến hành đầu tư theo chiều sâu: đổi mới máy móc thiết bị hiện đại hơn, đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, đào tạo nâng cao trình độ công nghệ. Ban đầu, doanh nghiệp có quy mô vừa & nhỏ, sau đó tích lũy vốn bằng cách mở rộng sản xuất (đầu tư theo chiều rộng), tạo điều kiện tích lũy vốn để nghiên cứu, đổi mới công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và lực lượng lao động (đầu tư theo chiều sâu). Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đầu tư chiều rộng không phù hợp sẽ gây lãng phí nguồn lực và giảm hiệu quả đầu tư theo chiều sâu.

Thứ hai, đầu tư theo chiều sâu tạo điều kiện đầu tư theo chiều rộng ở cả khía cạnh cũ & mới. Đầu tư chiều sâu tạo ra hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến, khiến chất lượng sản xuất tăng, nâng cao năng lực cạnh tranh, thương hiệu tốt, là động lực để doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất những sản phẩm đó để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đầu tư chiều sâu làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng tích lũy, tạo điều kiện mở rộng sản xuất. Đầu tư chiều sâu vào khoa học công nghệ giúp tạo ra sản phẩm mới, chiếm lĩnh được nhiều thị trường tiềm năng khác, tiếp tục đầu tư theo chiều rộng ở lĩnh vực đó. Tuy nhiên, đầu tư chiều rộng không hiệu quả làm giảm vốn đầu tư chiều rộng, khiến đầu tư chiều rộng không có điều kiện và động lực phát triển.

Thứ ba, đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu là hai hình thức đầu tư đan xen nhau, bổ sung cho nhau, trong đó, đầu tư chiều sâu là chiến lược lâu dài.

Tin mới lên