Nhân vật

Điểm danh các nguyên thủ trẻ nhất thế giới

(VNF) - Việc ông Emmanuel Macron, 39 tuổi, vừa 'đăng quang' Tổng thống Pháp đã ghi tên vào danh sách những nguyên thủ quốc gia trẻ tuổi nhất thế giới.

Điểm danh các nguyên thủ trẻ nhất thế giới

Tân thủ tướng Pháp Emmanuel Macron (trái) và Thủ tướng Canada Justin Trudeau

1. Emmanuel Macron - tân Thủ tướng Pháp (39 tuổi)

Ngày 8/5/2017, người Pháp đã bầu Emmanuel Macron, vị cựu Bộ trưởng Kinh tế 39 tuổi và chưa từng tranh cử Tổng thống, trở thành người kế nhiệm ông Hollande và trở thành Tổng thống trẻ tuổi nhất nước Pháp.

Với khởi điểm học vấn xuất sắc, ông Macron từng đảm nhận vai trò cố vấn kinh tế cho Tổng thống Francois Hollande, trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế vào năm 2014. Trong thời gian giữ chức Bộ trưởng Kinh tế, ông Macron đã để lại nhiều dấu ấn và nổi bật nhất là chính sách kinh tế "Noe" hay còn gọi là "Macron 2".

Ông Macron được xem như một nhân tố lạ trong cuộc đua giành chiếc ghế Tổng thống Pháp khi theo đuổi tư tưởng trung dung. Mới bước vào sự nghiệp chính trị được 3 năm, song ông Macron đã quy tụ được nhiều chính khách thuộc cả cánh tả lẫn cánh hữu tham gia phong trào chính trị do ông khởi xướng hồi tháng 4/2016 mang tên "Tiến Bước!". Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm hoạt động, phong trào "Tiến bước!" đã thu hút được hơn 240.000 người tham gia.

Trong khoảng thời gian tranh cử, ông Macron là người theo đường lối quốc tế chủ nghĩa và thân EU, đồng thời kêu gọi khôi phục lại quan hệ đồng minh chiến lược Pháp - Đức. 

2. Jigme Khesar Namgyel Wangchuck - vua Bhutan (37 tuổi)

Quốc vương Butan - Jigme Khesar Namgyel Wangchuck sinh vào năm 1980 và là con trai duy nhất của quốc vương tiền nhiệm với người vợ thứ 3.

Ông được mệnh danh là vị vua rồng của đất "Rồng Sấm". Từ năm 26 tuổi, ông đã tiếp quản ngai vàng sau khi người cha của ông thoái vị. Quyết định đầu tiên của Vua Rồng ngay sau khi lên ngôi là chấm dứt sự độc quyền trong các ngành công nghiệp sa thạch và gỗ bằng hình thức quốc hữu hóa – một bước đi rất được lòng dân.

3. Kim Jong Un - Chủ tịch Triều Tiên (33 tuổi)

Kim Jong Un là lãnh đạo tối cao của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, đương kim Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Quốc phòng Triều Tiên, Nguyên soái Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Ông là cháu nội của người lãnh đạo và sáng lập ra nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Il Sung, con út của người lãnh đạo tối cao thứ nhì của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong Il. Kim Jong Un được Kim Jong Il chỉ định làm người kế vị.

4. Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani - Quốc vương của Qatar (36 tuổi)

Ông tiếp nhận ngai vàng vào năm 2013 từ người cha Sheikh Hamad - người từng lật đổ cha ruột là Quốc vương Sheikh Khalifa Bin Hamad Al Thani trong một cuộc đảo chính không đổ máu năm 1995.

5. Volodymyr Groysman - Thủ tướng Ukraine (39 tuổi)

Ngày 14/4/2016, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu chọn ông Volodymyr Groysman (khi đó 38 tuổi), vào chức vụ Thủ tướng nước này, sau khi ông Viktor Yanukovych - cựu Tổng thống được Nga chống lưng bị phế truất.

 

6. Emil DimitrievThủ tướng Macedonia (38 tuổi). Ông lên nắm quyền vào tháng 1/2016 sau khi người tiền nhiệm Nikola Gruevski đã chấp nhận từ chức sau một loạt biểu tình chống lại ông.

7. Jüri Ratas (38 tuổi) - Thủ tướng kiêm lãnh đạo Đảng Trung ương của Estonia. Ông được bổ nhiệm vào tháng 11/2016.

8. Justin Trudeau - Thủ tướng Canada (45 tuổi)

Năm 2015, Justin Trudeau (45 tuổi), nhà lãnh đạo của đảng Tự do, Canada đã chính thức trở thành vị Thủ tướng trẻ thứ hai trong lịch sử của quốc gia này. 

Trudeau là con trai của cố Thủ tướng Pierre Trudeau từ năm 1968-1979 và từ năm 1980-1984. Gia đình Trudeau cũng là gia đình đầu tiên trong lịch sử nước này có 2 người giữ chức Thủ tướng.

Ông được nhiều người biết đến bởi vốn kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực và sự thân thiện dễ mến đối với mọi người. Đặc biệt, vẻ bề ngoài và phong cách thời trang lịch lãm của thủ tướng Justin Trudeau cũng đã chinh phục được trái tim của rất nhiều người hâm mộ và giúp ông trở thành một trong những chính khách sành điệu nhất thế giới.

Ngoài một số nhân vật trên, nhiều nhà lãnh đạo trẻ khác trên thế giới từng nhậm chức khi còn trẻ, tuy nhiên hiện đã kết thúc nhiệm kỳ. Có thể kể đến những tên tuổi như Thủ tướng Estonia Taavi Roivas (nhậm chức năm 34 tuổi), Tổng thống Kosovo Atifete Jahjaga (nhậm chức năm 36 tuổi), Thủ tướng Italia Matteo Renzi (nhậm chức năm 29 tuổi), Thủ tướng Anh David Cameron (nhậm chức năm 43 tuổi).

Cựu Thủ tướng Italia Matteo Renzi đã từ chức sau thất bại trưng cầu ý dân tháng 12/2016.

Trong lịch sử, nhiều nhân vật tên tuổi khác cũng trở thành nhà lãnh đạo và đảm nhiệm các cương vị quan trọng trong chính phủ khi còn trẻ tuổi. Năm 1982, Felipe Gonzalez trở thành người đứng đầu chính phủ Tây Ban Nha ở tuổi 40. Năm 1997, Thủ tướng Anh Tony Blair nhậm chức ở tuổi 43. Benazir Bhutto trở thành Thủ tướng Pakistan năm 35 tuổi. Ở tuổi 37, Laurent Fabius đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Pháp. Khi nhậm chức tổng thống Mỹ thứ 26, Theodore Roosevelt năm đó 42 tuổi.

Tin mới lên