Học thuật

Định giá theo chi phí cận biên là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Định giá theo chi phí cận biên (marginal cost pricing) là gì?

Định giá theo chi phí cận biên là gì?

Định giá theo chi phí cận biên (marginal cost pricing) là phương pháp định giá bằng cách cho giá bán bằng chi phí cận biên.

Định giá theo chi phí cận biên (marginal cost pricing) là phương pháp định giá bằng cách cho giá bán bằng chi phí cận biên. Điều này hàm ý giá cả được quy định tại điểm đường cầu cắt đường chi phí cận biên. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo đảm bảo rằng các doanh nghiệp sẽ áp dụng nguyên tắc định giá này, vì doanh thu cận biên bằng doanh thu bình quân. Trái lại, nó không áp dụng được trong các thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (độc quyền, thiểu quyền) do lợi nhuận chưa đạt mức tối đa khi giá cả bằng chi phí cận biên và tại điểm này, doanh thu bình quân còn cao hơn doanh thu cận biên.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Người ta thường khuyến nghị rằng các doanh nghiệp nhà nước nên áp dụng và buộc các doanh nghiệp cạnh tranh không hoàn hảo áp dụng nguyên tắc định giá theo chi phí cận biên. Mặt hợp lý nằm sau khuyến nghị đó là nguyên tắc định giá theo chi phí cận biên làm tối đa hóa phúc lợi kinh tế của toàn xã hội. 

Ngược lại với định giá chi phí bình quân, định giá chi phí cận biên xảy ra khi giá mà một công ty nhận được bằng với chi phí sản xuất cận biên. Nó thường được sử dụng để so sánh các chính sách pháp lý khác, chẳng hạn như định giá chi phí bình quân được sử dụng cho các đơn vị phục vụ cộng đồng (đặc biệt là các công ty độc quyền tự nhiên). Tuy nhiên, lợi nhuận bình thường không được đảm bảo đối với các công ty độc quyền tự nhiên, có thể là lý do tại sao định giá chi phí bình quân được áp dụng nhiều hơn cho các công ty độc quyền tự nhiên.

Tin mới lên