Nhân vật

[Doanh nhân tuổi hợi] Ma Huateng: Đại biểu quốc hội giàu nhất Trung Quốc

(VNF) - Tỷ phú Ma Huateng, chủ tịch tập đoàn Internet khổng lồ Tencent là đại biểu quốc hội giàu nhất Trung Quốc với tổng tài sản 38,3 tỷ USD, nằm trong top 20 người giàu nhất thế giới theo danh sách của Forbes.

[Doanh nhân tuổi hợi] Ma Huateng: Đại biểu quốc hội giàu nhất Trung Quốc

Ma Huateng: Đại biểu quốc hội giàu nhất Trung Quốc

Sở hữu biệt danh “vua sao chép”

Cũng giống như nhiều startup công nghệ Trung Quốc, thành công của tỷ phú Ma Huateng bắt nguồn từ các ý tưởng sao chép từ nước ngoài. Ông từng tuyên bố "sao chép có thể hiểu là học tập, là một kiểu tiếp thu, một kiểu lấy dài bù ngắn".

Ma Huateng, sinh năm 1971 (Tân Hợi), có biệt danh "Pony" (ngựa non), nhà sáng lập hãng thương mại điện tử Alibaba Jack Ma bởi cả hai đều mang họ Ma (Mã).

Ma Huateng từng theo học tại Đại học Thâm Quyến ngành khoa học máy tính. Ngay từ khi còn trẻ, ông đã chơi chứng khoán và thi được những khoản lợi nhuận đáng kể.

Năm 1993, tốt nghiệp với thành tích xuất sắc, Ma Huateng nhanh chóng tìm được công việc lập trình viên phần mềm. Ông làm việc tại công ty viễn thông ở Thâm Quyến với mức lương 176 USD/tháng, mức thu nhập không nhỏ tại thời điểm bấy giờ.

QQ, WeChat là những phần mềm nhắn tin phổ biến nhấ của Trung Quốc.

5 năm sau khi tốt nghiệp, trong một lần nghe bài thuyết trình về ICQ, dịch vụ tin nhắn trực tuyến đầu tiên trên thế giới do một công ty Israel phát triển vào năm 1996, Huateng đã cùng đồng nghiệp phát triển bản sao của ICQ cho thị trường Trung Quốc.

Đầu năm 1999, Tencent ra mắt phần mềm tương tự với giao diện tiếng Trung và đặt tên là OICQ. Khi đó, do không bán được cho các nhà mạng, Huateng quyết định cho phép người dùng internet tải phần mềm này miễn phí.

Tuy nhiên, OICQ bất ngờ lan rộng nhanh chóng. Cuối năm 1999, số lượng người dùng của phần mềm này vượt 1 triệu, trở thành một trong những phần mềm nhắn tin phổ biến nhất Trung Quốc lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, do bị kiện bản quyền, cuối năm 2000, Tencent ra mắt phiên bản mới nhất của OICQ, có điều chỉnh một số tính năng và đổi tên thành QQ. QQ nhanh chóng trở thành phần mềm nhắn tin phổ biến nhất Trung Quốc.

Đầu tư vào hàng loạt công ty phương Tây

Sau thành công của QQ, Tencent bắt đầu kiếm tiền qua hoạt động quảng cáo và thu phí duy trì tài khoản nâng cấp của người dùng QQ. Năm 2001, công ty đã huy động được hơn 32 triệu USD tiền vốn đầu tư.

Sau thành công đầu tiên, Tencent nhanh chóng bổ sung thêm các dịch vụ gia tăng giá trị như hình ảnh, game và thử đẩy quảng cáo trực tuyến trên phần mềm QQ. Ma Huateng cũng xây dựng hệ thống thanh toán riêng có tên QQ Coin để không phụ thuộc vào các nhà mạng.

Ma Huateng là đại biểu quốc hội Trung Quốc.

Đến năm 2011, Tencent tiếp tục cho ra đời WeChat “lấy ý tưởng” từ ứng dụng nhắn tin Whatsapp và nhanh chóng lan rộng. Tính tới tháng 4/2017, WeChat và dịch vụ ăn theo Weixin có 938 triệu người dùng hằng tháng.

Ở Trung Quốc, Facebook bị cấm và Wechat nghiễm nhiên là mạng xã hội thống trị quốc gia hơn 1 tỷ dân này. Nhưng mô hình "siêu ứng dụng" của WeChat còn phát triển xa hơn Facebook với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Nó không chỉ là một ứng dụng nhắn tin mà còn cho phép người dùng gọi điện, chơi game, gửi tiền, mua sắm, thanh toán tại nhà hàng, gọi taxi, thậm chí là tham gia hẹn hò trực tuyến.

Ngoài ra, Tencent còn xây dựng được một mảng trò chơi di động với quy mô lớn, đạt doanh thu 10 tỷ USD trong năm 2016 nhờ thành công vang dội của những trò chơi như "Clash of Clans" hay "Honor of Kings". 

Ma Huateng cũng là người giàu nhất Trung Quốc với tài sản 38,3 tỷ USD.

Bên cạnh đó, Tencent cũng thâm nhập thành công nhiều mảng khác, như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, đồng thời đầu tư vào hàng loạt công ty phương Tây.

Tencent hiện có 5% cổ phần trong Tesla và 10% trong Snap. Họ cũng được cho là có hợp đồng hoán đổi 10% cổ phần với Spotify. Năm 2017, Tencent đã trở thành hãng công nghệ châu Á đầu tiên được định giá hơn 500 tỷ USD và hiện là công ty giá trị nhất châu lục.

Thận trọng và dè dặt khi xuất hiện trước báo chí, truyền thông nhưng tỷ phú Ma Huateng là một trong những nhà từ thiện lớn nhất Trung Quốc. Ông đặc biệt quan tâm đến các vấn đề giáo dục và sức khỏe. Năm 2016, ông quyên góp 2 tỷ USD cho nhiều tổ chức từ thiện tại Trung Quốc để cải thiện nền giáo dục và các cơ sở y tế địa phương.

Tin mới lên