Tài chính quốc tế

Đồng USD suy yếu sau tin cố vấn kinh tế của Nhà Trắng từ chức

(VNF) – Đồng USD nhanh chóng suy yếu ngay khi thông tin ông Gary Cohn, cố vấn kinh tế của Nhà Trắng từ chức, được công bố.

Đồng USD suy yếu sau tin cố vấn kinh tế của Nhà Trắng từ chức

Việc ông Gary Cohn từ chức khiến thị trường vốn "dậy sóng".

Mới đây, một trong những nhà kinh tế hàng đầu nước Mỹ, ông Gary Cohn đã ghi tên mình vào danh sách nhân sự cấp cao "chia tay" Nhà Trắng. Việc từ chức của ông khiến thị trường vốn "dậy sóng".

Đồng USD nhanh chóng suy yếu ngay khi thông tin ông Cohn từ chức được công bố. Thậm chí, cổ phiếu đồng loạt giảm trên toàn thế giới. Tình hình cuộc chiến thương mại ngày càng phức tạp hơn, làm gia tăng áp lực lên lợi tức.

Ông Cohn đã nỗ lực hết sức nhằm ngăn chặn việc áp đặt thuế nhập khẩu cao hơn đối với các sản phẩm thép và nhôm của Tổng thống Donald Trump, tuy nhiên, mọi cố gắng của ông đã thất bại.

Trước đó, ông Cohn từng nỗ lực khiến Nhà Trắng không coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, cũng như việc Mỹ tái đàm phán Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Việc ông Cohn từ chức gây ra hai hậu quả trực tiếp. Thứ nhất, hội nghị thượng đỉnh ngành công nghiệp mà ông Cohn đã cố gắng sắp xếp cũng đã bị hủy bỏ. Điều này đồng nghĩa với việc Quốc hội đang nắm trong tay nhiều quyền lực hơn đối với thương mại đơn phương, phần lớn được chuyển từ phía ngành lập pháp.

Thứ hai, nhiều người cho rằng các nhà đầu tư sẽ có phản ứng gay gắt lại đối với chính sách thương mại mới trong tương lai. Nhiều dấu hiệu cho thấy chính sách thương mại sắp tới có tính đối lập và "hung hăng" hơn. Trong báo cáo sắp tới, Hoa Kỳ được dự báo sẽ có mức thâm hụt thương mại khoảng 55 tỷ USD trong tháng 1 năm nay, cao hơn khá nhiều so với hai năm trước đó. Mức thâm hụt hồi tháng 1/2017 là 48,7 tỷ USD và năm 2016 là 43,4 tỷ USD.

Điều này chỉ ra mức độ suy thoái lan rộng, mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể trong cán cân thương mại. Mức thâm hụt lớn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng tới tỷ giá hối đoái thả nổi và tự do thương mại.

Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương giảm gần 0,6%, trong khi chỉ số Dow Johns Stoxx 600 chỉ giảm 0,2% ở châu Âu. Chỉ số S&P 500 giảm hơn 0,5%. Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm chủ yếu từ 2 – 4bp.

Cặp USD/JPY phá vỡ mức 550,50 trong phiên ngày 7/3. Đồng New Zealand về mức 0,7300. Đồng euro, yên và franc Thụy Sĩ vẫn duy trì ở mức ổn định.

Chỉ số FTSE/Milan không biến động trong phiên giao dịch hôm qua (7/3) và là chỉ số chứng khoán chính của châu Âu duy trì được ở mức cao kể từ đầu năm đến giờ.

Ngân hàng Canada được kỳ vọng sẽ đứng vững sau đợt tăng lãi suất vào đầu năm. Khả năng cắt giảm lãi suất đã giảm nhưng tháng 4 sẽ vẫn cắt giảm 40% và tháng 5 là hơn 50%. Đối tác thương mại của Canada đang có xu hướng tăng trưởng tốt và sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính đáng kể cho quốc gia này.

Đồng CAD đã mất giá gần 5,5% kể từ cuối tháng 1 năm nay, mặc dù trước đó, nhiều người dự đoán rằng đồng Canada sẽ vượt qua đồng Mexico.

Ngoài các con số thương mại, ước tính số lượng việc làm của khu vực tư nhân ADP cung sẽ được công bố. Thị trường kỳ vọng con số này sẽ rơi vào khoảng 1.200 nghìn rồi lên tới 234 nghìn.

>>> Xem thêm: Tin forex mới nhất 2018

Tin mới lên