Tài chính quốc tế

Dòng vốn toàn cầu dịch chuyển, thị trường mới nổi nào tiềm năng nhất?

(VNF) - "Bóng ma" ở những thị trường tài chính bất ổn đang khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang các nền kinh tế mới nổi và châu Á được xem là địa điểm tiềm năng nhất thời điểm này.

Dòng vốn toàn cầu dịch chuyển, thị trường mới nổi nào tiềm năng nhất?

Trong số 22 nền kinh tế mới nổi, Đài Loan và Thái Lan đứng đầu về số dư tài khoản vãng lai, trong khi đó Brazil và Hungary dự kiến sẽ có khoản nợ lớn nhất.

Trong số 22 nền kinh tế mới nổi, Đài Loan và Thái Lan đứng đầu về số dư tài khoản vãng lai, trong khi đó Brazil và Hungary dự kiến sẽ có khoản nợ lớn nhất – số liệu do Moody’s Investors Service đưa ra.

Tsutomu Soma, Tổng giám đốc bộ phận Tư vấn Tài chính độc lập của SBI tại Tokyo, cho biết: "Tài sản của các thị trường mới nổi đã được mua với khối lượng lớn, nhưng không phải nền kinh tế nào cũng thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Châu Á nổi bật về mặt chính trị và kinh tế ổn định. Mỹ La-tin và châu Âu lại phải đối mặt với các vấn đề chính trị, trong khi Trung Đông còn có những rủi ro về địa chính trị".

Trong khi các thị trường mới nổi đã phục hồi được một số khoản lỗ từ sau đợt sụt giảm mạnh hồi đầu tháng Hai, một biến cố khác lại diễn ra tại Hoa Kỳ khi điểm chuẩn lợi tức kho bạc (Treasury yields) tăng gần 3% trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang siết chặt chính sách tiền tệ. Chỉ số chứng khoán của thị trường mới nổi MSCI (MSCI Emerging Markets Index) đang có mức tăng hai tuần một lần, trong tuần này đã tăng 1%.

Dưới đây là bảng so sánh về dữ liệu kinh tế của 22 quốc gia mới nổi.

Tài khoản vãng lai



Theo Moody’s, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn nhất trong năm nay, ở mức 4,5% GDP, tiếp đến là Argentina và Colombia. Ngược lại, Đài Loan, Thái Lan và Hàn Quốc sẽ đạt mức thặng dư lớn nhất, vượt quá 5% GDP của họ.

Theo Divya Devesh, chiến lược gia tiền tệ châu Á tại Standard Chartered Plc, đối với các loại tiền tệ, sự kết hợp giữa tài khoản vãng lai thặng dư, dự trữ ngoại hối dồi dào và ít có tác động từ các nhà đầu tư nước ngoài thì đồng tiền sẽ vẫn phát triển ngay cả khi thị trường biến động mạnh.

Standard Chartered vẫn duy trì quan điểm tích cực về đồng bath, trong khi đó, dự đoán đồng peso của Philippines sẽ tiếp tục suy giảm do "thâm hụt tài khoản vãng lai và thiếu sự can thiệp của ngân hàng trung ương".

Cán cân ngân sách



Nhìn vào tình hình tài chính, các nhà đầu tư trái phiếu có thể nhận ra một vài điểm đáng lưu ý. Theo Moody’s, Brazil sẽ thâm hụt ngân sách lớn nhất vào năm 2018 ở mức 8%, trong khi đó chỉ có Cộng hòa Séc và Hàn Quốc là đạt mức thặng dư.

"Các quốc gia có nền tảng vững chắc có thể dễ dàng vượt qua sự biến động của dòng vốn", Anushka Shah, chuyên gia phân tích của Moody’s tại Singapore cho biết, "Một số vấn đề gây tổn thương cho dòng vốn bao gồm nhu cầu tài chính gia tăng phản ánh sự mất cân bằng tài chính hoặc mất cân đối kinh tế đối ngoại, cũng như độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tương đối cao".

Nợ công



Theo thống kê của Moody’s, Brazil sẽ là quốc gia có gánh nặng nợ chính phủ lớn nhất ở mức gần 80% GDP trong năm nay. Quốc gia nợ chính phủ ít nhất là Nga, với khoản nợ chỉ bằng 14% GDP.

Sức mạnh dự trữ



Các quốc gia có trữ lượng dự trữ mạnh sẽ đứng vững được trước các cú sốc từ bên ngoài, đây là lý do khiến nhà đầu tư lạc quan về tài sản của mình. Theo Moody’s, những quốc gia mà phải dựa vào ngoại tệ để bù đắp các khoản nợ tài chính - như Indonesia, Peru, Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ - sẽ dễ bị tổn thương trước sự ngưng đột ngột của dòng vốn.

Các quốc gia có mức thâm hụt lớn trong tài khoản vãng lai hoặc có nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trong năm tới cao hơn trữ lượng dự trữ ngoại hối hiện nay như Chile, Argentina, Malaysia, Hungary, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, theo Moody’s.

Tin mới lên