Tài chính quốc tế

Đồng Yên 'thắng lớn' khi Mỹ áp dụng chính sách thuế mới với nhập khẩu nhôm, thép

(VNF) - Trước kế hoạch đánh thuế nhập khẩu sản phẩm nhôm, thép của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng Yên đang "thắng lớn" trên thị trường ngoại hố.

Đồng Yên 'thắng lớn' khi Mỹ áp dụng chính sách thuế mới với nhập khẩu nhôm, thép

Đồng Yên 'thắng lớn' khi Mỹ áp dụng chính sách thuế nhập khẩu nhôm, thép

Tổng thống Donald Trump đang chào hàng các nhân đức của một cuộc chiến tranh thương mại. Trên thị trường tiền tệ trị giá 5,1 nghìn tỷ USD, đồng Yên đã nổi lên như một "người chiến thắng" rõ ràng khi căng thẳng leo thang.

Đồng JPY đã tăng giá sau khi ông Trump công bố kế hoạch đánh thuế nhập khẩu thép. Kế hoạch được xem là một phần của chủ nghĩa bảo hộ kinh tế Mỹ đã khiến thị trường chứng khoán giảm điểm, đẩy giá trái phiếu chính phủ lên, cùng lúc đó nâng giá cho đồng Yên Nhật.

Những sự kiện đang diễn ra nhắc giới đầu tư nhớ lại thời điểm đầu thập niên 1990 khi nước Mỹ thực hiện lệnh trừng phạt đối với Nhật Bản. Khi đó, tỷ giá USD/JPY sụt rất mạnh, xuống mức 80.

Đồng Yên sẽ 'thắng' nếu tình trạng căng thẳng thương mại tiếp tục gia tăng

Chris Turner, giám đốc chiến lược tiền tệ tại công ty ING Groep NV của Hà Lan, cho biết: "Với sự kiện này, tôi nghĩ những dự đoán tỷ giá USD/JPY năm 2019 ở mức 80 rất có thể thành hiện thực. Các nhà đầu tư sẽ muốn tăng tỉ lệ phòng vệ rủi ro bằng cách sở hữu vị thế mua đồng Yên".

Mức giá kỉ lục cho USD/JPY là vào năm 1995 khi đạt mức 79,75. Đồng Yên từ lâu đã được coi là thiên đường trong những thời kỳ "hỗn loạn" vì một phần bởi tỷ lệ tiết kiệm cao của quốc gia đã cho phép Nhật Bản ít phải phụ thuộc vào các nguồn tài trợ bên ngoài trong các tranh chấp thương mại và chính trị.

Các nhà kinh tế của Barclays Plc cho biết, kế hoạch đánh thuế này của ông Donald Trump có thể làm giảm mức tăng trưởng của Hoa Kỳ trong năm 2018 tới 0,2%, thậm chí còn có thể lớn hơn, tùy thuộc vào phản ứng của các đối tác thương mại với Hoa Kỳ.

Đồng bạc xanh lại tiếp tục giảm giá khi các nhà đầu tư quay sang những đồng tiền an toàn như JPY, CHF và EUR. Các đồng tiền nhạy cảm, như đồng CAD, cũng giảm.

Ngoài chính sách thuế quan của Mỹ, đồng Yên cũng tăng điểm hôm thứ sáu (2/3) sau khi Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda cho biết cơ quan này bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt tình trạng nới lỏng tiền tệ trong năm tài khóa 2019. Hiện tại, tỷ giá USD/JPY là 105,48, với đồng yên tăng 1,3% kể từ cuối tuần trước.

Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index giảm khoảng 2,5% từ đầu năm 2018 đến nay. Còn trong năm 2018, chỉ số này đã sụt giảm 9%.

Tại cuộc họp Diễn đàn Kinh tế Thế giới hồi tháng Giêng ở Davos, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã xác nhận sự sụt giảm gần đây của đồng USD là một lợi ích cho nền kinh tế Mỹ. Và các nhà đầu tư nhận định lời phát biểu của ông Mnuchin bật đèn xanh cho việc bán USD.

Richard Benson, Giám đốc điều hành và quản lí danh mục đầu tư tại Millennium Global Investments ở London, cho rằng kế hoạch của Tổng thống Mỹ "tiêu cực không chỉ đối với đồng USD mà còn cả với tăng trưởng toàn cầu".

Các nhà kinh tế nhắc lại cuộc chiến tranh thương mại trong thời kỳ Đại suy thoái hồi thập niên 1930, bắt đầu bằng việc Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Thuế Smoot-Hawley năm 1930 đã làm sâu sắc thêm tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

George Saravelos, đồng giám đốc nghiên cứu ngoại hối toàn cầu của Deutsche Bank AG tại London cho biết, dự luật thuế của Tổng thống Trump là một chính sách "đồng USD mềm". Saravelos viết trong một ghi chú: "Đánh thuế thép sẽ là một cú sốc tiêu cực, làm tăng lạm phát nhưng tăng trưởng thấp hơn - một ‘công thức không tốt cho đồng USD".

>>> Xem thêm: Tin forex mới nhất 2018

Tin mới lên