Tài chính quốc tế

Dự luật mới của Mỹ ngăn cản Big Tech ‘thiên vị’ sản phẩm của mình

(VNF) - Dự luật này được đưa ra với mục tiêu kiềm chế sức mạnh thị trường vượt trội của các công ty công nghệ, bao gồm các công ty hàng đầu trong ngành như Facebook và Apple.

Dự luật mới của Mỹ ngăn cản Big Tech ‘thiên vị’ sản phẩm của mình

Big Tech có thể gặp khó khăn nếu dự luật mới được thông qua.

Ngày 18/10 vừa qua, hàng chục Thượng nghị sĩ Mỹ từ cả 2 Đảng đã chính thức đưa ra một dự luật cấm các nền tảng Big Tech, như Amazon và Google ủng hộ các sản phẩm và dịch vụ của họ. Nhóm này đứng đầu là Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar, đảng viên Dân chủ và Thượng nghị sĩ Chuck Grassle thuộc đảng Cộng hòa.

Nguyên nhân ban đầu dẫn tới việc các Thượng nghị sĩ trình dự luật là do một số nền tảng thuộc Big Tech bị cho là thao túng kết quả tìm kiếm và ưu tiên các sản phẩm của mình trên các nền tảng thuộc quyền sở hữu của công ty, dẫn tới sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường.

Gần đây nhất, Amazon bị cáo buộc sử dụng dữ liệu từ người bán bên thứ ba để xác định những sản phẩm họ sẽ tạo ra. Theo Reuters, Amazon đã thực hiện một chiến dịch có hệ thống nhằm thao túng kết quả tìm kiếm để thúc đẩy các thương hiệu tư nhân của riêng mình tại Ấn Độ - một trong số thị trường lớn nhất của Amazon.

Chính vì vậy, dự luật khởi xướng bởi Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar và Chuck Grassley sẽ ngăn cản các hoạt động có xu hướng “thiên vị” của Big Tech bằng 2 cách.

Thứ nhất, với các nền tảng của Big Tech có các công ty đang hoạt động, các nền tảng này không được phép yêu cầu các công ty mua hàng hóa hoặc dịch vụ của nền tảng.

Thứ hai, dự luật cấm các nền tảng này “ưu tiên” hiển thị các tìm kiếm có xu hướng ủng hộ sản phẩm và dịch vụ trực thuộc nền tảng.

Khi tin tức về dự luật này được đưa ra, cả Amazon lẫn Google đều đưa ra cảnh báo về những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra.

Trong một tuyên bố của hãng, Amazon cho biết nếu dự luật trở thành luật, "sẽ gây hại cho người tiêu dùng và hơn 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ bán hàng trong cửa hàng Amazon, và nó sẽ gây ra rủi ro cho hơn 1 triệu việc làm được tạo ra bởi các doanh nghiệp đó”.

Google thì cho rằng biện pháp này sẽ gây khó khăn hơn cho các công ty cung cấp dịch vụ miễn phí (dịch vụ tìm kiếm và bản đồ của Google đều miễn phí) và sẽ khiến "những dịch vụ đó kém an toàn hơn, kém riêng tư và thiếu sự bảo vệ hơn”.

Facebook cho biết họ đang cạnh tranh với một loạt phương tiện truyền thông xã hội, bao gồm TikTok và Twitter, và bày tỏ luật chống độc quyền "không nên cố gắng loại bỏ các sản phẩm và dịch vụ mà mọi người phụ thuộc vào”.

Tuy vậy, cũng có các công ty bày tỏ sự ủng hộ đối với dự luật bao gồm Spotify, Roku, Match Group và DuckDuckGo.

Văn phòng Thượng nghị sĩ Klobuchar cho biết dự luật này sẽ được giới thiệu vào đầu tuần tới, đồng hành với một biện pháp đã được Ủy ban Tư pháp Hạ viện thông qua. Dự luật phải thông qua cả hai viện của nghị viện để trở thành luật.

Người ủng hộ chống độc quyền Sarah Miller, giám đốc điều hành của Dự án tự do kinh tế Mỹ, ca ngợi dự luật là một nỗ lực "lật lại một thời kỳ thất bại của việc thực thi chống độc quyền”.

Xem thêm >> Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cấm nhập khẩu toàn bộ sản phẩm từ Tân Cương

Tin mới lên