Học thuật

Đường cầu gấp khúc là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Đường cầu gấp khúc (kinked demand curve) là gì?

Đường cầu gấp khúc là gì?

Đường cầu gấp khúc (kinked demand curve) là đường lý giải tại sao giá mà các nhà thiểu quyền quy định lại có xu hướng ổn định.

Đường cầu gấp khúc (kinked demand curve) là đường lý giải tại sao giá mà các nhà thiểu quyền quy định lại có xu hướng ổn định. Trong hình , DD là đường cầu nếu tất cả các công ty bán với giá như nhau. Bắt đầu từ điểm K, một công ty cảm thấy nó có thể mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh nếu bán với giá cao hơn trong khi đối thủ cạnh tranh vẫn bán với giá như cũ. Với giả định như vậy, đường cầu mà công ty này cảm nhận được trở thành DnK. Mặc khác, nó có thể cảm thấy rằng nếu bán với giá thấp hơn, nó cũng không chiếm được thị phần của đối thủ cạnh tranh, vì họ sẽ phản ứng bằng cách cắt giảm giá cả dọc theo đường DD.

Như vậy, cả biện pháp tăng và giảm giá đều bị coi là thất bại. Điều này tạo ra đường cầu gấp khúc và giá có xu thế ổn định ở K. Lý thuyết kinh tế nhận định rằng giá có xu thế cố định tại K ngay cả khi chi phí thay đổi.

Hình trên còn cho chúng ta thấy rằng có một bậc thang rất dốc trong đường doanh thu cận biên tương ứng với điểm gấp khúc trong đường cầu. Vì vậy, đối với một khoảng rộng của sự di chuyển theo phương thẳng đứng trong đường chi phí cận biên giữa X và Y, K vẫn là giá bán cho phép tối đa hóa lợi nhuận.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Lý thuyết kinh tế cổ điển giả định rằng một nhà sản xuất tối đa hóa lợi nhuận với một số quyền lực thị trường (hoặc do cạnh tranh độc quyền hoặc độc quyền) sẽ đặt chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên. Ý tưởng này có thể được hình dung bằng đồ thị bởi giao điểm của đường cong chi phí cận biên dốc lên và đường cong thu nhập biên dốc xuống. Trong lý thuyết cổ điển, bất kỳ thay đổi nào trong cấu trúc chi phí cận biên hoặc cấu trúc doanh thu cận biên sẽ được phản ánh ngay lập tức bằng một giá và / hoặc số lượng mới được bán của mặt hàng đó. Kết quả này không xảy ra nếu "gấp khúc" tồn tại. Bởi vì sự gián đoạn này trong đường cong doanh thu biên, chi phí biên có thể thay đổi mà không nhất thiết phải thay đổi giá hoặc số lượng.

Tin mới lên