Học thuật

Đường cong Phillips là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu đường cong Phillips (Phillips curve) là gì?

Đường cong Phillips là gì?

Đường Phillips (Phillips curve) là đường mô tả mối quan hệ thực nghiệm giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thay đổi của tiền lương hoặc lạm phát

Đường cong Phillips (Phillips curve) là đường mô tả mối quan hệ thực nghiệm giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thay đổi của tiền lương hoặc lạm phát. Đường này do nhà kinh tế người Anh A.W.Phillips phát hiện ra vào năm 1958.

Hình dưới cho thấy khi thất nghiệp giảm từ A xuống B do có sự gia tăng trong tổng cầu, thì tỷ lệ thay đổi tiền lương hay lạm phát tăng từ C lên D. Điều này phản ánh thực tế là người sử dụng lao động sẵn sàng trả mức lương cao hơn khi nhu cầu về sản phẩm của họ tăng. Ngược lại, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng và nhu cầu giảm, tỷ lệ tăng lương và lạm phát sẽ giảm. Nhu vậy, đường Phillips khẳng định có dự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát do cầu kéo.

Số liệu lịch sử khẳng định có mối liên hệ rất chặt chẽ giữa thất nghiệp và lạm phát biểu thị bằng đường Phillips. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thất nghiệp và lạm phát có xu hướng đồng thời tồn tại (do xuất hiện tình trạng lạm phát đi kèm suy thoái). Thực tế này dẫn tới việc người ta tìm cách sửa đổi đường Phillips để nó bao hàm cả ảnh hưởng của những kỳ vọng về giá cả đối với sự gia tăng tiền lương danh nghĩa. Xem đường Phillips điều chỉnh/ mở rộng kỳ vọng

Giả sử sự gia tăng tiền lương danh nghĩa vượt quá tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng bình quân đầu người công nhân. Khi đó những người lao động đòi giá dịch vụ của họ cao hơn sẽ bị mất việc, vì vậy tỷ lệ thất nghiệp trở lại mức tự nhiên (điểm C) trên đường Phillíp mới PC2 dựa trên tỷ lệ lạm phát dự kiến cao hơn. Bây giờ xuất phát từ điểm C, nếu các nhà chức trách lại tìm cách cắt giảm thất nghiệp (đến u1), điều này sẽ tạo ra sự gia tăng tỷ lệ lạm phát đến điểm D, nhưng tỷ lệ tăng tiền lương danh nghĩa cao hơn lại làm cho thất nghiệp trở lại mức tự nhiên của nó (điểm E) trên đường Phillips mới (PC3) dựa trên tỷ lệ lạm phát dự kiến cao hơn.

Để kéo lạm phát xuống, các nhà chức trách cần tạm thời đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên trên mức tự nhiên, từ điểm E sang điểm F trên đường Phillips (PC3), qua đó cắt giảm kỳ vọng lạm phát. Khi tieèn lương danh nghĩa giảm, mọi người chấp nhận giá dịch vụ của họ thấp hơn và được thuê trở lại, do đó thất nghiệp trở lại mức tự nhiên tại điểm C trên đường CP2.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Kinh tế Mỹ thập niên 1960 có hiện tượng tỷ lệ lạm phát khá cao trong khi tốc độ tăng trưởng GDP cũng cao. Để giải thích hiện tượng đó, các nhà kinh tế của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp đã sử dụng kết quả nghiên cứu của Phillips và dựng lên đường cong Phillips dốc xuống phía phải trên một đồ thị hai chiều với trục hoành là các mức tỷ lệ thất nghiệp và trục tung là các mức tỷ lệ lạm phát.

Trên đường cong Phillips là các kết hợp giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Dọc theo đường cong Phillips, hễ tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống thì tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên; và ngược lại. 

Từ đó, trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp lý luận rằng để giảm tỷ lệ thất nghiệp, chính phủ đã sử dụng chính sách quản lý tổng cầu, song do tỷ lệ thất nghiệp có quan hệ ngược chiều bền vững với tỷ lệ lạm phát, nên tăng trưởng kinh tế cao đương nhiên gây ra lạm phát. Lạm phát là cái giá phải trả để giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Tin mới lên