Tài chính quốc tế

Giá Bitcoin hôm nay (5/2): 6 lý do khiến Bitcoin tuột dốc không phanh

(VNF) - Sau khi đạt đỉnh gần 20.000 USD vào kì nghỉ Giáng sinh vừa qua, hiện giá Bitcoin rơi xuống ngưỡng 8.000 USD. Sau đây là 6 lý do cơ bản khiến đồng tiền số này lao dốc.

Giá Bitcoin hôm nay (5/2): 6 lý do khiến Bitcoin tuột dốc không phanh

Điểm mặt lý do khiến Bitcoin tụt dốc không phanh

Giá tiền số Bitcoin hôm nay 5/2 đang ở mức 8.212 USD, với mức giá mở cửa đang là 9.224 USD, đồng tiền này đang giảm 10,97%.

Mức giá cao nhất của tiền số Bitcoin đang có là 9.363 USD, chiều ngược lại, mức giá thấp nhất của bitcoin đang là 8.212 USD.

Số cung bitcoin hiện tại đang là 16.845.350 đồng, tương ứng mức vốn hóa đạt 138 tỷ USD, giảm 16 tỷ với hôm qua.

Giá tiền số bitcoin mới nhất sẽ được tiếp tục cập nhật trong các bản tin tiếp theo của VietnamFinance. 

Giá bitcoin hôm nay 5/2 đang tiếp tục lao dốc

6 lý do khiến Bitcoin tụt dốc không phanh

Sau khi đạt đỉnh gần 20.000 USD vào kì nghỉ Giáng sinh vừa qua, hiện tại Bitcoin đang rơi vào những tháng khó khăn. Tính đến hôm nay, giá Bitcoin đã rơi xuống 8.200 USD, mức giảm 65% đã "thổi bay" 200 tỉ USD giá trị vốn hóa thị trường của đồng tiền số này. 

Điều gì khiến Bitcoin giảm mạnh như vậy trong chưa đầy 2 tháng? 

Có thể nói rằng đó là sự kết hợp của cả 6 yếu tố sau đây:

1. Tốc độ xử lý của Bitcoin 

Blockchain của Bitcoin hiện không còn có tốc độ xử lý như trước đây. Mặc dù Bitcoin là nhân tố chính giúp Blockchain được chú ý, nhưng sự thay đổi quy mô trong mạng lưới Bitcoin, với ngày càng nhiều người bán hơn, khiến cho người dùng phải ao ước có được nhiều thứ hơn.

Theo một phân tích tốc độ giao dịch cho HowMuch.net thực hiện, Bitcoin chỉ có thể xử lý 7 giao dịch trong một giây. Trong khi đó, "ông lớn" trong lĩnh vực xử lý thanh toán là Visa hiện có thể xử lý lên tới 24.000 giao dịch/giây. Với thời gian xử lý trung bình lâu như thế, và phí giao dịch trung bình hiện lên tới 28 USD, Bitcoin không thể cạnh tranh với hệ thống thanh toán truyền thống.

2. Chốt lời

Có lẽ chúng ta cũng không nên bỏ qua một điều rõ ràng: chốt lời. Bitcoin đã tăng từ mức chỉ 1 USD/ Bitcoin hồi tháng 03/2010 lên gần 20.000 USD hồi tháng 12/2017.

Dù không thể hiện tốt bằng những đồng tiền số khác trong năm 2017 nếu tính theo phần trăm, nhưng mức lợi nhuận gần 1.400% của Bitcoin vẫn còn tốt hơn rất nhiều so với thị trường chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư đã chốt lời và đẩy giá bitcoin xuống thấp hơn bằng những lệnh bán của họ.

3. Hàn Quốc siết chặt kiểm soát 

Đầu tiên là những chính sách kiểm soát tiền số chặt hơn của Hàn Quốc đang làm cho Bitcoin và các đồng tiền số khác lo sợ. Từ 30/01/2018, Hàn Quốc chỉ cho phép các cá nhân có tài khoản ngân hàng đã được xác minh giao dịch trên các sàn tiền số. Trước khi có quy định này, người dùng có thể ẩn danh, nhưng động thái này của Hàn Quốc bảo đảm một bước tiến trong sự minh bạch.

Động thái này đặc biệt đáng chú ý nếu xét đến việc đồng won của Hàn Quốc là loại tiền tệ được dùng nhiều thứ hai trên toàn cầu trong giao dịch Bitcoin, sau đồng USD, hồi năm ngoái. Dù các nhà điều hành Hàn Quốc đã nỗ lực để trấn an nhà đầu tư rằng họ không cố gắng "đàn áp" việc giao dịch hay đầu tư tiền số, nhưng ẩn danh là một trong nhiều thuận lợi không thể phủ nhận khi đầu tư Bitcoin và những đồng tiền ảo khác. Và khi điều đó không còn là một chọn lựa nữa thì nhà đầu tư Bitcoin rõ ràng lo lắng rằng các quốc gia khác có thể bắt chước làm theo.

4. Facebook chặn quảng cáo tiền số

Trong tuần trước, gã khổng lồ mạng xã hội Facebook đã thông báo rằng họ sẽ chặn quảng cáo tiền số và ICO (một hình thức huy động vốn cho tiền ảo).

Facebook hiện có 2,13 tỉ người dùng hàng tháng, và những trang khác của họ như WhatsApp, Instagram, và Facebook Messenger đều nằm trong nhóm 7 trang web có lượng người dùng cao nhất. Việc tiền số không còn được quảng cáo, hay "kể chuyện của mình", trên Facebook sẽ khiến cho nó mất đi cơ hội tạo ra hàng tỉ ấn tượng tiềm năng. Vì "truyền miệng" trước giờ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đẩy các mức định giá lên cao hơn, nên động thái này của Facebook có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến Bitcoin và thị trường tiền số.

5. Vụ trộm hàng triệu USD

Một số sự kiện tin tặc đánh cắp tiền số trong thời gian gần đây đã tạo ra một bóng đen u ám lên tính an toàn của công nghệ Blockchain.

Chẳng hạn, dịch vụ đào tiền số NiceHash hồi tháng 12 đã thông báo rằng số Bitcoin gần 70 triệu USD của họ đã bị đánh cắp, đại diện cho một trong những vụ đánh cắp qua mạng lớn nhất trong lịch sử. Thậm chí là gần đây hơn, các tin tặc đã cuỗm đi 534 triệu USD NEM từ sàn giao dịch tiền số Coincheck của Nhật Bản, vượt cả con số hơn 450 triệu USD mà Mt. Gox bị mất năm 2014. An ninh vẫn là một mối lo ngại rõ ràng trong việc tiền số được thừa nhận rộng rãi hơn.

6. Thị trường cổ phiếu truyền thống bùng nổ

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các cổ phiếu truyền thống đã và đang thể hiện thật sự, thật sự tốt. Năm ngoái, S&P 500 đã tăng gần gấp 3 lần so với mức trung bình lịch sử của mình, và lợi suất trái phiếu Mỹ thời hạn 10 năm đã chạm 2,7%, mức cao nhất trong vòng 3 năm qua. 

Điều này không phải để nói rằng lợi suất 2,7% sẽ khiến nhà đầu tư từ bỏ phần đầu tư của họ vào tiền số, vốn đã tăng 1.000% hay 10.000%, mà để chỉ ra rằng các "đại lộ" dẫn tới tăng trưởng an toàn hơn và ít biến động hơn hiện đang tồn tại. Sẽ không ngạc nhiên tí nào nếu nhà đầu tư đang đa dạng hóa tài sản của họ một chút, với những đồng tiền số như Bitcoin được bán để thay thế cho cổ phiếu và trái phiếu.

Trên đây là những phân tích về 6 lý do cơ bản khiến tiền số Bitcoin lao dốc để bạn đọc tham khảo. Ngoài ra còn vô số lý do khác khiến đồng tiền số "hot" nhất hiện nay rơi vào thời kỳ khó khăn.

Tin mới lên