Tài chính quốc tế

Giá dầu tăng cao, Repsol SA hưởng lợi, tăng cổ tức cho cổ đông

(VNF) - Hội đồng quản trị của Repsol đã nhất trí tăng cổ tức năm 2023 thêm 11% lên mức 0,7 EUR/cổ phiếu và mua lại 200 triệu cổ phiếu trong năm nay.

Giá dầu tăng cao, Repsol SA hưởng lợi, tăng cổ tức cho cổ đông

Cổ phiếu Repsol đã tăng 4,3% sau thông báo và hiện đã tăng 31% trong năm nay.

Repsol SA là một công ty năng lượng có trụ sở tại Madrid, Tây Ban Nha. Tính đến ngày 16/12/2022, Repsol SA (ADR) có giá trị vốn hóa thị trường là 20,9 tỷ USD, xếp thứ 93 trong số các công ty trong ngành lọc hóa dầu và tiếp thị dầu khí.

Hiện tại, tỷ lệ giá trên lợi nhuận của Repsol SA (ADR) là 5,4 lần. Doanh thu 12 tháng qua của Repsol SA (ADR) là 79,4 tỷ USD với tỷ suất lợi nhuận 5,0%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu trong quý tài chính gần đây nhất so với cùng kỳ năm trước là 56,3%. Cho đến thời điểm hiện tại chưa có nhà phân tích nào đưa ra ước tính lợi nhuận cho năm tài chính hiện tại. Repsol SA (ADR) hiện có tỷ suất cổ tức là 4,8%.

Trên góc nhìn cơ bản, phân ngành lọc hóa dầu và tiếp thị dầu khí đang có triển vọng tích cực trong 12 tháng tới. Sau khi các sự kiện kinh tế lớn phát sinh trong thời kỳ đại dịch, nhu cầu tiêu thụ đã tăng lên nhanh chóng trong năm qua.

Trong phần lớn năm 2022, nhu cầu toàn cầu tăng mạnh đã khiến các công ty cung cấp dầu khí phải chật vật để đáp ứng nhu cầu. Kết quả là, tỷ suất lợi nhuận của ngành dầu khí đã chạm mức thấp kỷ lục. Lọc hóa dầu là một nhóm ngành phụ thuộc nhiều vào biên lợi nhuận, trong đó lợi nhuận được tạo ra từ chi phí để mua dầu thô trừ đi chi phí của các sản phẩm tinh chế.

Tuy nhiên động thái gần đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden giải phóng nguồn cung dầu thô từ Kho Dự trữ dầu mỏ chiến lược, có thể gây tác động làm giảm giá xăng bán lẻ. Phân ngành lọc hóa dầu cũng “đắt hàng” khi chỉ có một số ít các tập đoàn lớn chiếm hữu phần lớn tổng công suất lọc dầu của Mỹ.

Theo đánh giá chung, các tổ chức lớn trên thế giới dự báo nhu cầu nhiên liệu trên toàn cầu vẫn tăng mạnh. Nguyên nhân là các nền kinh tế mở cửa trở lại tạo động lực chính khiến giá dầu được kỳ vọng duy trì ở mức cao. Hơn nữa, nguồn cung dầu khí trong những năm qua không tăng mạnh do chiến lược giảm đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch và tăng đầu tư cho năng lượng tái tạo cũng như thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) kể từ tháng 4/2020.

Báo cáo mới đây của Goldman Sachs cho thấy, giá dầu sẽ có thể đạt 100 USD/thùng vào 2 quý cuối năm 2022 và mức trung bình cả năm có thể đạt 95,8 USD/thùng. Sang đến năm 2023, giá dầu có thể đạt trung bình 105 USD/thùng.

Tuy nhiên, kết quả này vẫn thấp hơn mức dự đoán 555 triệu euro của các chuyên gia phân tích thuộc hãng thông tin tài chính Factset. Trong báo cáo ngày 2/11, Repsol giải thích kết quả trên là nhờ hưởng lợi từ giá dầu và khí đốt tăng cao trong quý III/2017.

Báo cáo cũng cho biết doanh số bán hàng của Repsol tăng khoảng 11% lên 9,9 tỷ euro trong quý III.

Trong cùng thời kỳ này, bộ phận thăm dò và khai thác có mức lãi là 148 triệu euro, so với mức giảm lỗ 28 triệu trong quý III/2016, do giá dầu và khí đốt tăng cao, trong khi Repsol khởi động lại sản xuất ở Libya với chi phí thấp.

Lợi nhuận ròng của bộ phận lọc dầu, vận tải và thương mại cũng tăng 27% lên 502 triệu euro, một phần do "lợi nhuận cao" trong hoạt động lọc dầu.

Trong 9 tháng đầu năm 2017, sản lượng lọc dầu của Repsol vẫn ổn định ở mức 687,7 triệu thùng/ngày.

Ngày 19/12, giá dầu đã lấy lại đà tăng vào ngày thứ Hai sau khi giảm hơn 2 USD/thùng trong phiên trước đó do các tín hiệu lạc quan từ câu chuyện Trung Quốc mở cửa trở lại và nhu cầu tiêu thụ dầu phục hồi đã lấn át những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.

Vào hôm thứ Sáu, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ thông báo sẽ bắt đầu mua lại dầu thô cho kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược. Tin tức này cũng đã giúp thúc đẩy triển vọng giá dầu trở nên khởi sắc hơn.

Tin mới lên