Học thuật

Giả thuyết quyết định song hành là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Giả thuyết quyết định song hành (dual decision hypothesis) là gì?

Giả thuyết quyết định song hành là gì?

Giả thuyết quyết định song hành (dual decision hypothesis) là quan điểm đưa ra trong các nghiên cứu mới đây của kinh tế học Keynes.

Giả thuyết quyết định song hành (dual decision hypothesis) là quan điểm đưa ra trong các nghiên cứu mới đây của kinh tế học Keynes. Theo quan điểm này thì đường cung và đường cầu thông thường không cung cấp các tín hiệu thích hợp để thị trường đi đến trạng thái cân bằng, vì chúng không đem lại một lượng hàng mà người bán và người mua muốn trao đổi với mức thu nhập cho trước.

Khi nhận thấy thu nhập thực hiện (tức thực tế nhân được) khác với thu nhập dự kiến, người bán và người mua phải sửa đổi lại kế hoạch mua bán của mình do họ bị ràng buộc, giới hạn bởi mức thu nhập thực hiện. Như vậy, giả thuyết này hàm ý có các kế hoạch cung, cầu ban đầu và sửa đổi, tức có “tính song hành” trong các quyết định kinh tế.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

 

Tin mới lên