Tài chính quốc tế

Giá tiền ảo hôm nay (16/10): Lý do các công ty tháo chạy khỏi Libra

(VNF) - Sự ra mắt của Libra vào ngày 18/6 đã tạo ra một chiến trường mới trong việc mở rộng của Facebook. Với hàng tỷ người dùng trong tay, hàng chục tỷ USD lợi nhuận hàng năm, Facebook giờ đang muốn tự mình tiếp quản thị trường tiền tệ.

Giá tiền ảo hôm nay (16/10): Lý do các công ty tháo chạy khỏi Libra

Giá 10 loại tiền ảo vốn hóa lớn nhất thị trường hôm nay như sau:

Giá tiền ảo mới nhất sẽ được tiếp tục cập nhật trong các bản tin tiếp theo của VietnamFinance.

Lý do các công ty tháo chạy khỏi Libra

Sự ra mắt của Libra vào ngày 18/6 đã tạo ra một chiến trường mới trong việc mở rộng của Facebook. Với hàng tỷ người dùng trong tay, hàng chục tỷ USD lợi nhuận hàng năm, Facebook giờ đang muốn tự mình tiếp quản thị trường tiền tệ. Người đứng đầu bộ phận blockchain của công ty, David Marcus, đã vạch ra kế hoạch của mình một cách chi tiết cộng với sự tham gia của các tổ chức tài chính hùng mạnh nhất thế giới để giúp điều hành đồng tiền mới trong Hiệp hội Libra Association.

Libra đại diện cho tầm nhìn của Facebook về một loại tiền tệ quốc tế, nếu nhìn vào số lượng và tên tuổi của các thành viên trong liên minh này. Tuy nhiên, đó chỉ là chuyện quá khứ, mới đây, ngày 4/10, PayPal là công ty đầu tiên chính thức rút khỏi liên minh. Sau đó vào ngày 11, lần lượt Visa, Mastercard, Stripe và Mercado Pago rút khỏi dự án. Điều đó có nghĩa là tất cả các kênh thanh toán chủ chốt của nước Mỹ đã rời bỏ Libra. Tổ chức tài chính cuối cùng còn lại là PayU từ chối đưa ra bình luận.

Đây là một bước ngoặt đáng báo động cho dự án của Facebook. Và nó cho thấy sự thật rằng những nhà sáng lập của Libra đã nhai trúng một miếng bánh "khó nuốt".

Mất 5 công ty chủ chốt trong một vài ngày là một sự cảnh báo to lớn cho tương lai của Libra. Vào ngày 14/10, tất cả các thành viên sáng lập Libra đã tham gia vào hội nghị tại Geneva, lần đầu tiên một cuộc họp của Hiệp hội Libra được diễn ra. Tại đây họ sẽ thảo luận để đưa ra các vai trò khác nhau cho các bên đảm nhiệm và cố gắng giải đáp tất cả các thắc mắc về việc quản trị đồng tiền này. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra một điều lệ chính thức cho các thành viên và ký kết một thỏa thuận mới.

Toàn bộ quá trình này sẽ bao gồm rất nhiều cam kết cụ thể từ các bên tham gia, vì vậy nếu có bất kỳ sự nghi ngờ nào, thời điểm tốt nhất để rút lui khỏi dự án chính là trước khi điều lệ được ký kết và PayPal, Visa, Mastercard... đã làm như vậy.

Tất cả các công ty đã rút lui, trừ Ebay, đều là các tổ chức tài chính đảm nhiệm các kênh thanh toán chủ yếu, nghĩa là họ có các yêu cầu pháp lý cụ thể liên quan đến việc chống gian lận, rửa tiền và thực thi các lệnh trừng phạt. Các chính phủ trên toàn thế giới bắt đầu nhận ra rằng Libra sẽ khó đáp ứng được những yêu cầu này, đặc biệt các kênh xử lý thanh toán sẽ gặp khó khăn trong việc giám sát tính minh bạch của các giao dịch tiền ảo, vì vậy rút lui vào lúc này là hoàn toàn hợp lý.

Thương nghĩ sĩ Schatz và Brown đã nói về việc các công ty tài chính rút khỏi Libra rằng: "Facebook muốn hưởng những lợi ích khi tham gia vào các hoạt động tài chính mà không chịu ràng buộc trách nhiệm pháp lý như một công ty dịch vụ tài chính thông thường”.

Hàm ý rất rõ ràng nếu Libra khiến cho mọi thứ quá dễ dàng đối với khủng bố và những kẻ rửa tiền, Visa, Mastercard và những công ty khác phải chịu trách nhiệm pháp lý sau này. Đó là một viễn cảnh đầy lo lắng cho các tổ chức tài chính, có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh cốt lõi của họ do các quy định chặt chẽ về tài chính dù vấn đề nằm ở Libra.

Nhưng đối với các công ty còn lại trong liên minh Libra, đó không phải là vấn đề lớn. Liên minh ban đầu bao gồm đa dạng các tổ chức thành viên như các tổ chức từ thiện, các quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà cung cấp dịch vụ như Uber và Lyft. Những công ty này không chịu áp lực về pháp lý tài chính từ các cơ quan quản lý như Visa, Mastercard và vì vậy họ không cần thiết phải rút lui.

Nhưng vấn đề trọng tâm trong dự án Libra vẫn còn đó và có thể không có cách nào giải quyết được. Đó là các đồng tiền dựa trên Blockchain hoạt động tốt nhất như là một hệ thống khép kín, nhưng vấn đề phát sinh khi chúng bị trùng lặp với các giao dịch ngân hàng thông thường. Trong thời kỳ đầu của Bitcoin, các tổ chức xử lý giao dịch thường bị truy tố vì không áp các quy định về chống rửa tiền, điều mà các công ty này chưa bao giờ xem xét kĩ. Chỉ gần đây, các nhà hành pháp Mỹ mới bắt đầu thực thi bộ luật Know Your Customer (xác minh danh tính khách hàng) đối với các công ty cung cấp tiện ích thanh toán. Các cổng thanh toán trong và ngoài của hệ sinh thái là những phần quan trọng và nhạy cảm nhất về mặt pháp lý đối với bất kỳ dự án tiền tệ mới nào và Libra cũng không ngoại lệ.

Tin mới lên