Tài chính quốc tế

Giá tiền ảo hôm nay (1/7): Libra ra mắt, liệu phù hợp với căn cứ pháp lý Việt Nam?

(VNF) - Facebook hiện có 2,4 tỷ người dùng, gấp gần 70 lần số người hiện đang có ví tiền ảo (35 triệu, theo số liệu của Statista).

Giá tiền ảo hôm nay (1/7): Libra ra mắt, liệu phù hợp với căn cứ pháp lý Việt Nam?

Giá tiền ảo hôm nay (1/7): Libra ra mắt, liệu phù hợp với căn cứ pháp lý Việt Nam?

Giá 10 loại tiền ảo vốn hóa lớn nhất thị trường hôm nay như sau:

Giá tiền ảo mới nhất sẽ được tiếp tục cập nhật trong các bản tin tiếp theo của VietnamFinance.

Libra ra mắt, liệu phù hợp với căn cứ pháp lý Việt Nam?

Trước mắt, Libra sẽ chủ yếu hướng đến phân khúc khách hàng cá nhân, đặc biệt là nền tảng khách hàng của các thành viên sáng lập, song cũng không có gì đảm bảo Libra không thể cạnh tranh với SWIFT, hay Western Union, MoneyGram..

Ở thời điểm hiện tại, không phải nhiều quốc gia chấp nhận tiền kỹ thuật số như một phương tiện thanh toán hợp pháp; thậm chí, loại tiền này còn bị cấm ở một số quốc gia. Các quy định pháp lý áp dụng cho tiền kỹ thuật số nhìn chung còn chưa đầy đủ, kể cả ở các quốc gia cho phép giao dịch chúng.

Ngay từ khi chưa ra mắt, đồng Libra đã vấp phải nhiều sự phản đối từ một số nhà lập pháp và chính trị gia trên thế giới. Ngay sau khi ngày công bố 18/6/2019, Facebook đã bị một số Nghị sĩ Mỹ yêu cầu tạm dừng phát triển hoàn toàn dự án Libra và phải điều trần trước Quốc hội; trong khi Bộ trường Tài chính Pháp cho rằng không thể để Libra trở thành một loại tiền tệ tương tự như tiền tệ do NHTW phát hành. Những lo ngại khác bao gồm việc Facebook có thể trở thành một "ngân hàng ngầm"- shadow bank, nguy cơ về hoạt động rửa tiền, tội phạm…v.v.

Mặc dù đã có bước tiếp cận và làm việc với các ngân hàng trung ương và Chính phủ một số nước, đặc biệt là các quốc gia cho phép giao dịch tiền kỹ thuật số, song chắc chắn Facebook và các thành viên sáng lập còn rất nhiều việc phải làm trước khi đồng Libra và các ứng dụng khác có thể đi vào hoạt động hợp pháp.

Theo quy định, tại Việt Nam, hiện nay ngoài VND, bất kỳ đồng tiền nào khác như USD, EUR... đều không có chức năng thanh toán, các hoạt động giao dịch bằng các đồng ngoại tệ đều là bất hợp pháp chứ chưa nói đến tiền ảo. NHNN khẳng định đồng bitcoin hay bất cứ đồng tiền kỹ thuật số nào nào đều không có chức năng thanh toán tại Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Kinh tế

Chúng ta có thể mua và sở hữu bitcoin nhưng không thể dùng bitcoin đi mua và giao dịch bất kỳ hàng hóa dịch vụ nào ngoài kia.

Không chỉ có Việt Nam mà tại nhiều nước trên thế giới cũng chưa thừa nhận việc thanh toán bằng các đồng tiền ảo. Do đó, trong trường hợp được đưa ra lưu thông trên mạng xã hội facebook, đồng Libra tại VN cũng chỉ được coi là một công cụ cất trữ giá trị.

Khi sự phát triển đã thành xu thế như vậy, thì Việt Nam cũng nên có những điều chỉnh để bắt kịp với xu hướng của thế giới.

Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật BASICO

Kể cả có vào được Việt Nam thì Libra cũng chỉ là công cụ dùng cho ví điện tử chứ không thể dùng thah toán được.

Tiền kỹ thuật số là một sản phẩm của công nghệ blockchain, là một công nghệ chia sẻ dữ liệu lớn qua các máy tính ngang hàng mà không phụ thuộc vào một máy chủ nào. Chính vì vậy, theo một số chuyên gia công nghệ, sự phát triển của tiền ảo gắn liền với sự phát triển của blockchain, do đó, để theo kịp với xu hướng công nghệ, Việt Nam cần phải cởi mở hơn với tiền ảo.

Kỹ sư Vitalik Buterin - Người sáng lập đồng Ethereum

Trở ngại lớn nhất với tiền ảo hiện nay là những lo ngại về độ an toàn của nó, nhưng tôi tin rằng với sự phát triển của công nghệ blockchain, tiền ảo sẽ là một xu hướng, và các nước trong đó có Việt Nam nên cởi mở hơn với blockchain và tiền ảo,bắt đầu từ những khung khổ pháp lý  đó là một khía cạnh phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Kết luận

Tính an toàn, rủi ro của các đồng tiền kỹ thuật số vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi. Tại Việt Nam, vụ việc lừa đảo hơn 6000 nhà đầu tư bitcoin gây thiệt hại 900 tỷ hồi năm 2018 là một trong những yếu tố khiến cho các quy định về pháp lý cho tiền kỹ thuật số nói chung và đồng Libra nói riêng của Việt Nam có phần chặt chẽ và khó khăn.

 

Tin mới lên