Tài chính quốc tế

Giá tiền ảo hôm nay (26/9): Google vừa tạo được siêu máy tính có thể tấn công Blockchain Bitcoin

(VNF) - Trong một bài báo mới đây trên Financial Times, gã khổng lồ Google cho biết họ vừa tạo ra một siêu máy tính có thể giải quyết phương trình cực khó mà phải mất đến 10.000 năm để giải, giờ đây siêu máy tính có thể giải quyết chúng trong vòng 3 phút 20 giây.

Giá tiền ảo hôm nay (26/9): Google vừa tạo được siêu máy tính có thể tấn công Blockchain Bitcoin

Giá tiền ảo hôm nay (26/9): Google vừa tạo được siêu máy tính có thể tấn công Blockchain Bitcoin

Giá 10 loại tiền ảo vốn hóa lớn nhất thị trường hôm nay như sau:

Giá tiền ảo mới nhất sẽ được tiếp tục cập nhật trong các bản tin tiếp theo của VietnamFinance.

Google vừa tạo được siêu máy tính có thể tấn công Blockchain Bitcoin

Trong một bài báo mới đây trên Financial Times, gã khổng lồ Google cho biết họ vừa tạo ra một siêu máy tính có thể giải quyết phương trình cực khó mà phải mất đến 10.000 năm để giải, giờ đây siêu máy tính có thể giải quyết chúng trong vòng 3 phút 20 giây.

Theo các nhà phân tích, máy tính này đánh dấu sự phát triển của máy tính lượng tử. Những máy tính này có khả năng đe doạ hệ thống bảo mật Blockchain của Bitcoin. Điều này được các nhà mật mã học coi là gáo nước lạnh đối với Blockchain cũng như bảo mật của Bitcoin.

Google công bố thành tựu trên Financial Times

Tuy nhiên, nhà phát triển Bitcoin Peter Todd cho rằng đây không phải rủi ro cho Bitcoin. Ông nói máy tính lượng tử không đủ sức mạnh để tấn công Blockchain của Bitcoin. Gần đây, Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ - NSA đang cố gắng nghiên cứu các loại bảo mất để chống máy tính lượng tử.

Máy tính lượng tử (còn gọi là siêu máy tính lượng tử) là một thiết bị tính toán sử dụng trực tiếp các hiệu ứng của cơ học lượng tử như tính chồng chập và vướng víu lượng tử để thực hiện các phép toán trên dữ liệu đưa vào.

Máy tính lượng tử có phần cứng khác hẳn với máy tính kỹ thuật số dựa trên tranzitor. Trong khi máy tính kỹ thuật số đòi hỏi dữ liệu phải được mã hóa thành các chữ số nhị phân (bit), mà mỗi số được gán cho một trong hai trạng thái nhất định (0 hoặc 1), tính toán lượng tử sử dụng các qubit (bit lượng tử) mà chúng có thể ở trong trạng thái chồng chập lượng tử.

Tính đến năm 2014 tính toán lượng tử vẫn ở giai đoạn sơ khai nhưng đã có nhiều thí nghiệm nhằm thực hiện các phép tính lượng tử trên một số nhỏ các qubit. Cả phương diện thực nghiệm và nghiên cứu lý thuyết đều đang được triển khai, và chính phủ cũng như quân đội nhiều nước đã hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu máy tính lượng tử ở cả mục đích dân sự và an ninh, như phân tích mã (cryptanalysis).

Tin mới lên