Học thuật

Giá trị gia tăng là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Giá trị gia tăng (value added) là gì?

Giá trị gia tăng là gì?

Giá trị gia tăng là phần chênh lệch giữa doanh thu hay sản lượng của một doanh nghiệp và chi phí nguyên liệu và dịch vụ hay đầu vào trung gian để sản xuất ra nó.

Giá trị gia tăng (value added) Thường viết tắt là VA. Giá trị gia tăng là phần chênh lệch giữa doanh thu hay sản lượng của một doanh nghiệp và chi phí nguyên liệu và dịch vụ hay đầu vào trung gian để sản xuất ra nó. Nếu ký hiệu giá trị gia tăng là VA, doanh thu hay sản lượng (tính theo giá bán) của một doanh nghiệp là TO và giá trị đầu vào trung gian (tính theo giá mua) là II, chúng ta có thể viết :

VA=TO-II

Dựa vào công thức này, chúng ta có thể tính được tổng giá trị gia tăng mà nền kinh tế sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định bằng cách lấy tổng của cả hai về như sau:


∑VA=∑TO - ∑II

Nếu chú ý rằng ∑TO bao gồm sản phẩm cuối cùng (FO) và sản phẩm trung gian (IO) và ∑TO = ∑II, tức đầu vào trung gian của doanh nghiệp này cũng là sản phẩm trung gian của doanh nghiệp khác và chúng phải bằng nhau nếu tính cho toàn bộ nền kinh tế, thì chúng ta có thể suy ra:

∑VA=GDP

Đây  chính là cơ sở  cho việc vận dụng phương pháp giá trị gia tăng để tính GDP.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Thuế giá trị gia tăng (viết tắt là VAT của từ tiếng Anh Value Added Tax) là một dạng của thuế bán hàng. Tại một số quốc gia, như Australia, Canada, New Zealand, Singaporethì thuế này được gọi là "goods and services tax" (viết tắt GST) nghĩa là thuế hàng hóa và dịch vụ; còn tại Nhật Bản thì nó được biết đến dưới tên gọi "thuế tiêu thụ". VAT là một loại thuế gián thu, bởi vì người thực sự chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng, mặc dù chủ thể đem nộp nó cho cơ quan thu là các doanh nghiệp. Do VAT có mục đích là một khoản thuế đối với việc tiêu thụ, cho nên hàng xuất khẩu (theo định nghĩa này thì người tiêu dùng ở nước ngoài) thường không phải chịu thuế VAT hoặc cách khác, VAT đối với người xuất khẩu được hoàn lại.

Người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ không thể được hoàn lại VAT khi mua hàng, nhưng các doanh nghiệp thì có thể được hoàn lại VAT đối với nguyên vật liệu và dịch vụ mà họ mua để tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ tiếp theo để trực tiếp hay gián tiếp bán cho người sử dụng cuối. Theo cách này, tổng số thuế phải thu ở mỗi công đoạn trong dây chuyền kinh tế là một tỷ lệ cố định đối với phần giá trị gia tăng được quá trình kinh doanh thêm vào trong sản phẩm, và phần lớn chi phí trong phần thu thuế được sinh ra bởi việc kinh doanh chứ không phải bởi nhà nước. VAT được nghĩ ra bởi vì các mức thuế suất đánh thuế trên doanh số bán hàng rất cao là động cơ để người ta buôn lậu và gian lận. Nó bị phê phán vì lý do nó là một loại thuế lũy thoái.

Tin mới lên