Học thuật

Hàng xuất khẩu cơ bản là gì? Tác động của hàng xuất khẩu cơ bản đến nền kinh tế

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Hàng xuất khẩu cơ bản (basic export) là gì? Tác động của chúng đến nền kinh tế.

Hàng xuất khẩu cơ bản là gì? Tác động của hàng xuất khẩu cơ bản đến nền kinh tế

Hàng xuất khẩu cơ bản (basic export) là khái niệm dùng để chỉ sản phẩm sơ chế dành cho xuất khẩu của các nước chậm phát triển.

Hàng xuất khẩu cơ bản là gì?

Hàng xuất khẩu cơ bản (basic export) hay còn gọi là hàng xuất khẩu thô là khái niệm dùng để chỉ sản phẩm sơ chế dành cho xuất khẩu của các nước chậm phát triển, bao gồm những nguyên liệu cơ bản như đồng, thiếc, bông, gỗ xẻ, chè, cà phê...

Tác động của hàng xuất khẩu cơ bản đến nền kinh tế

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô tạo điều kiện phát triển nền kinh tế theo chiều rộng, ví dụ khi cơ hội khai thác nông nghiệp nhiệt đới hay tài nguyên thiên nhiên xuất hiện sẽ có nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thông thường các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư vào công nghiệp khai khoáng và công nghiệp sản xuất sản phẩm nhiệt đới. Sự phát triển các thị trường sản phẩm sơ khai sẽ dẫn đến tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tích lũy trong nước, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tăng đội ngũ công nhân lành nghề, dẫn đến tăng quy mô sản xuất của nền kinh tế. Ví dụ, từ khi xuất khẩu dầu mỏ, ở Việt Nam đã giải quyết việc làm trực tiếp cho gần 10 nghìn lao động và nông nghiệp tăng mạnh, diện tích đất trông cây công nghiệp tăng hàng nghìn hecta mỗi năm, và cùng với việc mở rộng đất canh tác, một lượng lao động tương ứng đã được huy động.

Chiến lược xuất khẩu thô cũng tạo ra sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế. Ban đầu là sự phát triển công nghiệp khai thác và ngành công nghiệp chăn nuôi, trông cây lương thực và cây công nghiệp có khả năng xuất khẩu, đồng thời với những nhành này là sự phát triển chế biến, tạo ra các sản phẩm sơ chế như gạo, cà phê, cao su… Sự phát triển của công nghiệp chế biến tạo cơ hội cho việc gia tăng xuất khẩu sản phẩm thô, nó lại có tác động ngược lại với các ngành cung ứng nguyên liệu, tạo ra “mối liên hệ ngược”, ví dụ như sự phát triển của công nghiệp dệt sẽ tạo ra nhu cầu đối với nguyên liệu như bông hoặc thuốc nhuộm, do đó đẩy mạnh sản xuất những ngành này. Tác động của “mối liên hệ ngược” đặc biệt có hiệu quả nhờ vào quy mô sản xuất lớn làm giảm chi phí sản xuất và tăng cạnh tranh trên thịt trường quốc tế. Sự phát triển của các ngành có liên quan còn được thể hiện qua “mối quan hệ gián tiếp” thông qua nhu cầu về hàng tiêu dùng. Mối liên hệ nảy sinh khi phần lớn lực lượng lao động có mức thu nhập ngày càng tăng tạo ra nhu cầu tăng thêm về hàng tiêu dùng.

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô góp phần tạo nguồn vốn ban đầu cho công nghiệp hóa. Quá trình này sẽ có những thuận lợi hơn đối với những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Họ có thể khai thác sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hóa đất nước. Thuận lợi hơn cả là đối với những nước có nguồn dầu mỏ xuất khẩu với quy mô lớn. 

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tin mới lên