Học thuật

Hiệu ứng ngược là gì? Hiệu ứng lan truyền là gì

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu hiệu ứng ngược (backwash effects) và hiệu ứng lan truyền (spread effect) là gì?

Hiệu ứng ngược là gì? Hiệu ứng lan truyền là gì

Hiệu ứng ngược hay hiệu ứng thu hút (backwash effects) là hiệu ứng xuất hiện khi sự tăng trưởng kinh tế trong một khu vực ảnh hưởng tiêu cực đối với sự tăng trưởng của các khu vực khác.

Hiệu ứng ngược là gì?

Hiệu ứng ngược hay hiệu ứng thu hút (backwash effects) là hiệu ứng xuất hiện khi sự tăng trưởng kinh tế trong một khu vực ảnh hưởng tiêu cực đối với sự tăng trưởng của các khu vực khác.

Nó chủ yếu biểu hiện ở các luồng di chuyển nhân tố sản xuất (thường là lao động và tư bản) từ các khu vực lân cận có tốc độ tăng trưởng thấp sang khu vực trung tâm có tốc độ tăng trưởng thấp sang khu vực trung tâm có tốc độ tăng trưởng cao dẫn đến sự chênh lệch ngày càng lớn về trình độ phát triển giữa các vùng, khu vực địa lý trong nền kinh tế. Nguyên nhân ở đây là hiệu quả sản xuất cao hơn khi các hoạt động sản xuất quần tụ với nhau và vị vậy khu vực có lợi thế ban đầu sẽ thu hút nhân tố sản xuất ở các khu vực khác về phía nó.

Ví dụ ở Ấn Độ, giả sử Delhi là trung tâm phát triển với tất cả các công ty được thành lập ở đó. Sau đó, mọi người từ khắp Haryana, Punjab, UP, Bihar, vv có khuynh hướng chuyển đến Delhi vì tất cả các công ty đều ở đó và có cơ hội việc làm tốt hơn. Vì vậy, Delhi sẽ phát triển nhưng các khu vực còn lại sẽ tồi tệ hơn. Đây là hiệu ứng ngược.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Hiệu ứng lan truyền là gì?

Đối lập với hiệu ứng ngược là hiệu ứng lan truyền (spread effect).

Đây là một hiệu ứng phát triển kinh tế được đề xuất bởi nhà kinh tế Thụy Điển Gunnar Myrdal. Hiệu ứng này là khi một vùng phát triển, sự phát triển sẽ lây lan đến các vùng ngoại ô và tất cả các khu vực lân cận.

Ví dụ ở Delhi, chúng ta có thể coi rằng các vùng ngoại ô như Faridabad, Gurgaon, Ghaziabad, v.v... đã được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của Delhi do hiệu ứng lan truyền gây ra bởi sự tăng trưởng của Delhi.

Tin mới lên