Tài chính

Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEF): Lãi bán niên tăng gấp 4,4 lần nhờ hoạt động tài chính

(VNF) - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh chính trong kỳ của Công ty Cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (UPCoM: VEF) là cung cấp dịch vụ, tổ chức triển lãm, hội chợ không phát sinh doanh thu. Nguồn thu chủ yếu đến từ hoạt động tài chính.

Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEF): Lãi bán niên tăng gấp 4,4 lần nhờ hoạt động tài chính

Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEF): Lãi bán niên tăng gấp 4,4 lần nhờ hoạt động tài chính

Doanh thu thuần quý II của VEF đạt hơn 248 triệu đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm 2020. Do kinh doanh dưới giá vốn, công ty lỗ gộp hơn 3,2 tỷ đồng trong kỳ.

Điểm sáng trong báo cáo của VEF là hoạt động tài chính với doanh thu hơn 99,7 tỷ đồng, cao gấp gần 3,7 lần quý II/2020. Công ty không ghi nhận chi phí tài chính nên lợi nhuận từ hoạt động này bằng chính doanh thu.

Khấu trừ đi các loại chi phí khác, VEF báo lãi sau thuế quý II/2020 đạt hơn 75 tỷ đồng, cao gấp 4,5 lần cùng kỳ năm 2020.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của VEF đạt hơn 2,46 tỷ đồng, giảm gần 33% so với nửa đầu năm 2020. Hoạt động tài chính đem về một khoản lợi nhuận hơn 171 tỷ đồng, cao gấp gần 3,7 lần cùng kỳ.

Lợi nhuận sau thuế lũy kế 2 quý đầu năm của VEF đạt hơn 128 tỷ đồng, gấp 4,4 lần mức thực hiện nửa đầu năm 2020.

Theo giải trình của công ty, tăng trưởng lợi nhuận trong quý II chủ yếu đến từ tăng doanh thu lãi tiền gửi và cho vay.

Tổng tài sản của VEF tính đến cuối quý II đạt hơn 7.770 tỷ đồng, tăng 12% so với thời điểm đầu năm. Trong đó tiền và tương đương tiền giảm hơn nửa về mức hơn 2.200 tỷ đồng, trong đó hơn 1.859 tỷ đồng là các khoản tương đương tiền có kỳ hạn dưới 3 tháng, lãi suất từ 5-5,3%/năm.

Đầu tư tài chính ngắn hạn phát sinh 1.500 tỷ đồng là tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng với lãi suất 6%/năm, trong khi đầu năm không hề ghi nhận giá trị.

Như vậy, các khoản tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn này của VEF có thể là một trong những yếu tố góp phần làm tăng doanh thu tài chính của công ty trong kỳ.

Các khoản phải thu ngắn hạn tăng gấp 19 lần so với thời điểm đầu năm, chủ yếu tăng ở phải thu về cho vay ngắn hạn (1.240 tỷ đồng). Tương tự, phải thu về cho vay dài hạn của VEF cũng tăng từ 840 tỷ đồng (đầu năm) lên 1.250 tỷ đồng.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang ghi nhận tăng thêm 394 tỷ đồng lên mức hơn 1.267 tỷ đồng, chủ yếu tập trung ở các dự án như Tổ hợp Trung tâm Thương mại Dịch vụ và Nhà ở tại Ba Đình (Hà Nội), dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia mới, dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Đông Anh,…

Nợ vay của VEF tại thời điểm cuối quý II là 713 tỷ đồng, trong đó tính đến cuối quý I là 510 tỷ đồng, còn tại thời điểm đầu năm không ghi nhận nợ vay,

Tin mới lên