Thị trường

Hợp đồng mua bán điện mặt trời áp mái bất công với nhà đầu tư?

(VNF) - Hiệp hội doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam (InCham) đã nêu ra các điểm bất hợp lý trong mẫu hợp đồng mua bán điện mặt trời áp mái, gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Hợp đồng mua bán điện mặt trời áp mái bất công với nhà đầu tư?

Nhà đầu tư điện mặt trời áp mái gặp khó vì hợp đồng mua bán điện chưa công bằng?

Mẫu hợp đồng mua bán điện mặt trời áp mái “thiên vị” bên mua?

Theo InCham, Thông tư 05/2019/TT-BCT ngày 11/3/2019 đã đưa ra hợp đồng mua bán điện (PPA) đối với các dự án điện mặt trời áp mái. Tuy nhiên mẫu PPA này được cho là chưa xác định được một số nội dung cơ bản của mẫu PPA dành riêng cho dự án điện mặt trời áp mái để một số bên có thể sử dụng cho mục đích sửa đổi.

“Mẫu PPA này vẫn thiếu các điều khoản để có thể đề cập triệt để tất cả các khía cạnh cần thiết của giao dịch (ví dụ: chấm dứt hợp đồng và/hoặc các sự kiện bất khả kháng; giải quyết tranh chấp quốc tế; luật điều chỉnh…).

“Hơn nữa, vì mẫu PPA này được áp dụng một cách bắt buộc mà không thay đổi các nội dung cơ bản nên các nhà đầu tư có thể sẽ gặp khó khăn trong việc phải đàm phán về việc bổ sung các điều khoản trong mẫu PPA để giải quyết các vấn đề đang chờ xử lý của mẫu PPA này”, InCham đánh giá.

Cụ thể, theo InCham, các điểm bất hợp lý của mẫu PPA gồm: không nêu rõ chỉ số giá leo thang nào và không đề cập đến trong việc điều chỉnh giá điện FIT (feed-in tariffs) dựa vào biến động tỷ giá VNĐ/USD cho các các dự án kết nối với lưới điện;

Không yêu cầu hoặc đền bù cho bên bán để bảo đảm FIT ở mức 9,35 US cent/KWh cho các dự án đã sẵn sàng để cho hoạt động thương mại trước ngày 30/6/2019 nhưng không thực hiện được do không có lưới điện của bên mua, tức Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc công ty con được ủy quyền.

Bên cạnh đó, gánh nặng của việc phân bổ rủi ro lưới điện bị đặt lên bên bán mà không tính đến các yếu tố trọng yếu (khoảng cách từ đường truyền, chi phí lắp đặt cao hơn, vị trí...); không tính đến các sự kiện bất khả kháng chính trị và thay đổi luật pháp; không có quy định rõ ràng về hậu quả của vi phạm và thiếu sự phân biệt giữa các loại vi phạm.

InCham cũng cho rằng trong mẫu PPA, luật điều chỉnh nước ngoài không được nhắc tới và không quy định rõ ràng về trọng tài quốc tế; không có các điều khoản như ngày vận hành thương mại, thanh lý thiệt hại.

Mẫu PPA cũng thiếu quy định về bảo đảm của chính phủ để tăng cường vị trí của EVN với tư cách là bên mua duy nhất và không có quy định nào về các bước về quyền của bên cho vay cũng như các thỏa thuận trực tiếp PPA riêng biệt giữa bên mua và bên cho vay

Mẫu hợp đồng mua bán điện gió gây khó cho nhà đầu tư

Về điện gió, InCham cũng cho rằng hợp đồng mua bán điện mẫu – MPPA (đưa ra tại Thông tư 02/2019/TT-BCT ) thiếu sự rõ ràng và toàn diện trong các điều khoản.

Cụ thể, MPPA thiếu chỉ số giá phù hợp hoặc không có bất kỳ điều khoản liên quan đến giá nào để bù đắp rủi ro lạm phát. Bên bán hoàn toàn chịu gánh nặng xây dựng mạng lưới điện, ví dụ như đầu tư, xây dựng, vận hành và bảo trì thiết bị kết nối để kết nối nhà máy với lưới truyền tải, lưới phân phối, đường truyền, chi phí lắp đặt, vị trí…

Mặc dù điều khoản bất khả kháng (FM) được liệt kê, nhưng FM không được phân loại cụ thể cũng như không có các điều khoản bất khả kháng liên quan tới chính trị.

Để ứng dụng FM, bên vi phạm phải chứng minh sự kiện bất khả kháng và nêu ra tác động của nó đến khả năng thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.

MPPA quy định rằng bên bán có thể được miễn trách  nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng nhưng không quy định thêm về các biện pháp khắc phục (thu hồi chi phí bổ sung, thanh toán chi phí năng lượng…)

Theo InCham, MPPA không phân biệt hậu quả của các vi phạm dựa trên sự khác biệt về thời gian vi phạm theo lịch trình dự án, mặc dù rằng vi phạm sớm khác về bản chất với vi phạm muộn.

Bên cạnh đó, MPPA không có quy định cho việc lựa chọn luật điều chỉnh nước ngoài cũng như quy định rõ ràng về trọng tài quốc tế. Hai phương thức giải quyết tranh chấp duy nhất được ghi nhận trong MPPA là hòa giải và đàm phán, nếu không, việc sử dụng trọng tài được sẽ tuân theo Thông tư 40/2010/TT-BCT ngày 13/12/2010 về Lệnh và thủ tục giải quyết tranh chấp trong thị trường điện.

MPPA cũng không nêu ra các cơ chế quan trọng về các biện pháp khắc phục, ví dụ: vận hành thử; mất điện đột xuất; tính toán thiệt hại. MPPA chỉ cung cấp định nghĩa về ngày đưa vào hoạt động thương mại (COD) liệt kê các trường hợp khác nhau trong đó COD được coi là đạt được.

InCham cho biết trên thực tế, EVN là bên mua duy nhất cần huy động vốn và hỗ trợ bổ sung; tuy nhiên MPPA không cung cấp bất kỳ sự đảm bảo nào để đảm bảo và nâng cao uy tín tín dụng của EVN.

Ngoài ra, MPPA không bao gồm điều khoản liên quan đến việc cho phép thế chấp tài sản của dự án để đảm bảo cho khoản vay của bên cho vay cũng như có PPA riêng biệt giữa EVN và các bên cho vay. MPPA cũng thiếu điều khoản về đàm phán khi xảy ra bất kì những thay đổi cơ bản nào, chẳng hạn như thay đổi căn bản về luật hoặc thuế.

“Do đó, bên bán (nhà thầu và nhà đầu tư) thường nghi ngờ về khả năng thanh khoản của khoản đầu tư, vì hình thức tiêu chuẩn hợp đồng tạo nhiều khó khăn cho việc thương lượng do cấu trúc cố định của nó và nội dung mơ hồ về các điều khoản bảo mật quan trọng cho người cho vay”, InCham nhận định.

Tin mới lên