Thị trường

Jaguar và Land Rover thay nhà phân phối tại thị trường Việt Nam

(VNF) - Công TNHH nhập khẩu Phú Thái Mobility sẽ là nhà nhập khẩu, phân phối kinh doanh các phụ tùng ô tô của thương hiệu Jaguar và Land Rover tại thị trường Việt Nam, thay Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Đại Á.

Giám đốc Điều hành của thương hiệu xe sang Anh Quốc Jaguar và Land Rover, ông Edwin Meijerman cho biết, đơn vị nhập khẩu và phân phối chính hãng mới có sự công tác tư vấn chiến lược từ tập đoàn PON Hà Lan.

Công TNHH nhập khẩu Phú Thái Mobility chính thức là nhà nhập khẩu xe sang Jaguar và Land Rover tại Việt Nam

Ông Edwin Meijerman cho biết, kể từ ngày 1/10, công ty TNHH Nhập khẩu Phú Thái Mobility sẽ tiếp quản các hệ thống cơ sở vật chất từ đơn vị nhập khẩu cũ đạt tiêu chuẩn của Jaguar và Land Rover.

Chế độ bảo hành và bảo dưỡng đối với khách hàng đang sở hữu xe chính hãng vẫn có hiệu lực, được tiếp tục thực hiện bởi nhà nhập khẩu mới.

Được biết, công ty TNHH nhập khẩu Phú Thái Mobility là một trong những công ty thành viên của Tập đoàn Phú Thái. Đơn vị này đã có sự hợp tác tốt với tập đoàn PON Hà Lan hơn 9 năm qua.

Tập đoàn PON là công ty chuyên nhập khẩu và phân phối hơn 10 thương hiệu gồm các thương hiệu xe khách, xe du lịch và ôtô sang ở Châu Âu và Bắc Mỹ bao gồm 2 thương hiệu Jaguar và Land Rover.

Trước khi về tay “tướng” mới, công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Đại Á (trụ sở ở quận 3, TP.HCM) đã thay thế Tân Thành Đô thâu tóm 2 thương hiệu xe sang Jaguar và Land Rover tại Việt Nam.

Thời điểm tháng 10/2016, Cục Hải quan TP.HCM đã ra Quyết định số 816 ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Thành Đô sau khi phát hiện công ty này khai báo trị giá hải quan thấp.

Cơ quan hải quan đã bác bỏ trị giá khai báo của 372 tờ khai đối với mặt hàng xe ôtô hiệu Land Rover và Jaguar nhập khẩu đăng ký từ ngày 31/5/2011 đến 31/5/2016 tại Cục Hải quan TP. HCM và Cục Hải quan Hải Phòng của công ty này.

Tổng số tiền thuế truy thu ấn định 719,5 tỷ đồng, trong đó có 273 tỷ đồng thuế nhập khẩu; 344 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và hơn 100 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng (VAT). 

Xem thêm: Mazda3 2020 sắp bán ra tại Việt Nam có gì nổi bật?

Tin mới lên