Học thuật

Kế hoạch Colombo về Hợp tác phát triển Kinh tế ở Nam Á và Đông Nam Á là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu về Kế hoạch Colombo về Hợp tác phát triển Kinh tế ở Nam Á và Đông Nam Á (Colombo plan for Co-operative Economic Development in South and Sout-East Asia).

Kế hoạch Colombo về Hợp tác phát triển Kinh tế ở Nam Á và Đông Nam Á là gì?

Những nhà lãnh đạo các nước sáng lập ra Kế hoạch Cô-lôm-bô về Hợp tác phát triển Kinh tế ở Nam Á và Đông Nam Á.

Kế hoạch Colombo về Hợp tác phát triển Kinh tế ở Nam Á và Đông Nam Á là gì?

Kế hoạch Colombo về Hợp tác phát triển Kinh tế ở Nam Á và Đông Nam Á (Colombo plan for Co-operative Economic Development in South and Sout-East Asia) là Tổ chức Liên chính phủ được thành lập năm 1950 sau cuộc hội nghị bộ trưởng ngoại giao của khối thịnh vượng chung tại Colombo, Sri Lanka với bảy thành viên nguyên thủy: Anh, Ấn Độ, Canada, Pakistan, New Zealand, Sri Lanka, và Úc.

Mục tiêu chính của Kế hoạch Colombo

Mục tiêu của kế hoạch này là phát triển khu vực bằng cách đào tạo nhân sự chuyên môn cũng như cung ứng tài lực để xây dựng hạ tầng cơ sở như cầu cống, phi trường, đường sắt, bệnh viện, nhà máy, qua đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự hợp tác trong khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Nó hỗ trợ cho các dự án phát triển bằng cách cung cấp trợ giúp kỹ thuật và trợ giúp về vốn dưới hình thức viện trợ cho không và cho vay trực tiếp hoặc cung cấp hàng hóa (ví dụ như lương thực, phân bón, phương tiện giao thông vận tải). Từ khi kế hoạch được thực hiện, các nước trong khu vực đã nhận được trên 50 tỷ đô la viện trợ từ các nước Úc, Canada, Ấn Độ, Anh, New Zealand, Mỹ.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tin mới lên