Học thuật

Kế hoạch Marshall là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu kế hoạch Marshall hay kế hoạch phục hồi châu Âu (European Recovery Program) là gì?

Kế hoạch Marshall là gì?

Kế hoạch Marshall năm 1948 (European Recovery Program) là kế hoạch trong đó Mỹ giúp đỡ các nước châu Âu phục hồi nền kinh tế của họ do ảnh hưởng của Thế chiến 2

Kế hoạch phục hồi châu Âu hay kế hoạch Marshall năm 1948 (European Recovery Program) là kế hoạch trong đó Mỹ giúp đỡ các nước châu Âu phục hồi nền kinh tế của họ do ảnh hưởng của Thế chiến 2. Mỹ đã cung cấp cho châu Âu khoảng 12 tỷ USD, tương ứng với khoảng 4% thu nhập quốc dân của các nước này.

Marshall, quốc vụ khanh Mỹ, đã được tặng thưởng Nobel hòa bình vào năm 1953 vì đã đưa ra chương trình này. Sự hợp tác được khuyến khích bởi Kế hoạch Marshall đã đưa đến sự thành lập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Ngày 13 tháng 4 năm 1948, Tổng thống Truman ký bản Kế hoạch Marshall thành luật, thiết lập Ủy ban Hợp tác Kinh tế (Economic Cooperation Administration - ECA) để giám sát chương trình này và giao cho Paul G. Hoffman lãnh đạo.

Cùng năm, các quốc gia tham gia kế hoạch này (Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Tây Đức, Anh, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ) ký bản thỏa ước thiết lập một cơ qua điều phối viện trợ-tài chính, Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu (tiền thân của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), do Robert Marjolin lãnh đạo.

Tin mới lên