Hồ sơ VNF

Kết quả nghiên cứu 'một số nhận định về vốn đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam' của VEPR

(VNF) - Theo kết quả nghiên cứu “Một số nhận định về vốn đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố, vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đi qua tổng thầu EPC, chứ không phải chỉ qua vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và ODA.

Kết quả nghiên cứu 'một số nhận định về vốn đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam' của VEPR

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Theo báo cáo của VEPR, dòng vốn FDI của Trung Quốc chảy vào Việt Nam tăng qua từng năm, song còn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với các nhà đầu tư tới từ Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng lai gây ra nhiều hệ quả về môi trường, xã hôi, thị trường lao động...

Báo cáo VEPR cho biết các khoản vay và dự án được thực hiện dưới hình thức EPC. VEPR nhận định điều này sẽ gây ra nhiều hệ lụy về dài hạn cho Việt Nam như vấn đề tham nhũng, tác động xã hội, phụ thuộc tài chính, vấn đề môi trường, hiệu quả kinh tế.

Do đó, VEPR cho rằng Việt Nam cần tăng cường công tác quản lý đối với các hoạt động đầu tư của FDI và hoạt động khá liên quan như môi trường, lao động di cư, bảo vệ môi trường, khai thác các nguồn tài nguyên một cách bền vững...

Quý độc giả quan tâm có thể xem kết quả nghiên cứu 'một số nhận định về vốn đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam' của VEPR tại đây.

Tin mới lên