Tài chính quốc tế

Khủng hoảng Evergrande: Làm gì để tránh khoảnh khắc Lehman Brothers mới?

(VNF) - Theo nhà phân tích David Loevinger thuộc TCW Group, Trung Quốc thực sự muốn gửi đi một thông điệp rằng việc giảm thiểu rủi ro hệ thống tài chính là một ưu tiên hàng đầu của Nhà nước.

Khủng hoảng Evergrande: Làm gì để tránh khoảnh khắc Lehman Brothers mới?

Làm gì để tránh khoảnh khắc Lehman Brothers mới?

Evergrande nợ ai?

Theo thỏa thuận được công bố với Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông, số tiền bán được sẽ được dùng để trả khoản tiền mà Evergrande nợ Ngân hàng Shengjing, một trong những người cho vay chính đối với công ty mắc nợ nhiều. Evergrande nắm hơn 1300 dự án bất động sản ở gần 300 thành phố tại Trung Quốc. Không chỉ bất động sản, Evergrande còn xây dựng công viên giải trí, sản xuất xe điện, và thậm chí còn sở hữu một câu lạc bộ bóng đá. Nguồn vốn của Evergrande là vay từ 171 ngân hàng trong nước và 121 công ty tài chính khác. Hiện giá cổ phiếu của Evergrande đã bốc hơi gần 85% tính từ đầu năm đến nay.

Hôm 29/9, Evergrande đã không thể trả khoản lãi vay lần 2, trị giá 47,5 triệu USD cho những chủ nợ nước ngoài. Cuối tháng trước, Evergrande không thể thanh toán phần lãi vay trị giá 83,5 triệu USD. Evergrande đang trong thời gian ân hạn kéo dài 30 ngày sau khi không thể trả nợ đã đến hạn thanh toán vào ngày 23/9. Quá thời hạn này, Evergrande sẽ bị cho là phá sản.

Vẫn chưa rõ liệu Bắc Kinh sẽ trợ giúp gì cho Evergrande. Một số nhà đầu tư nhỏ lẻ đã đổ xô đến các văn phòng của Evergrande như tại Thẩm Quyến để đòi nợ. Cuộc khủng hoảng nợ của gã khổng lồ này là một phép thử quan trọng đối với chính phủ Trung Quốc. Dường như Bắc Kinh đã phát đi tín hiệu bắt đầu can thiệp.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết đã bơm thêm 100 tỷ nhân dân tệ, tương đương hơn 15 tỷ USD để duy trì tính thanh khoản. Giới chuyên gia lo ngại cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande có thể chuyển sang thời khắc Lehman Brothers của Trung Quốc, không chỉ lan ra toàn bộ hệ thống kinh tế lớn thứ 2 thế giới mà còn toàn cầu. Bất động sản và các ngành công nghiệp liên quan hiện đang chiếm 30% GDP của Trung Quốc.

Các chủ nợ không rõ điều gì xảy ra

Tập đoàn bất động sản Evergrande rơi vào tình trạng bất định khi thời hạn chót để thanh toán một loạt trái phiếu phát hành ở thị trường nước ngoài đã trôi qua. Thị trường toàn cầu đang theo dõi khả năng Evergrande tuyên bố vỡ nợ trong khi giới đầu tư lo lắng về số phận của gã khổng lồ phát triển bất động sản này, theo Reuters. Evergrande đã không đủ tiền để chi trả các khoản lãi đến hạn đối với các khoản nợ trị giá 305 tỷ USD.

Các nhà đầu tư lo ngại nếu Evergrande sụp đổ có thể tạo rủi ro mang tính hệ thống đối với hệ thống tài chính của Trung Quốc và khiến cuộc khủng hoảng lây lan sang các thị trường khác trên toàn cầu. Vừa qua, Evergrande đã bổ nhiệm các cố vấn tài chính và cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ, thị trường chứng khoán toàn cầu đã chứng kiến mức sụt giảm nghiêm trọng vào hôm thứ hai 20/9, mặc dù các chỉ số giờ đã ổn định. Tại các văn phòng của Evergrande, các nhà đầu tư nhỏ đã giận dữ phản đối để lấy lại khoản tiền đã đầu tư vào tài sản và các sản phẩm quản lý tài sản.

Evergrande đã hứa ưu tiên những nhà đầu tư và cũng giải quyết một khoản chi trả đối với các trái phiếu nội địa trong tuần này. Thế nhưng, tập đoàn này không hứa gì về các khoản trả lãi ở nước ngoài lên đến 83,5 triệu USD, đã hết hạn thanh toán vào ngày 23/9 hoặc khoản chi trả 47,5 triệu USD hết hạn vào tuần tới. Evergrande đang trong thời gian ân hạn kéo dài 30 ngày sau khi không thể trả nợ đã đến hạn thanh toán vào hôm qua 23/9. Những chủ nợ dần mất hy vọng và bắt đầu suy nghĩ là có thể phải mất một tháng hoặc khoảng như thế để mọi thứ trở nên rõ ràng.

Việc không trả nợ trong vòng 30 ngày kể từ thời hạn chót sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nợ và làm gia tăng mối quan ngại về việc bán tài sản để trả nợ trong hỗn loạn và lây lan đến toàn bộ lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc. “Căn cứ vào mức định giá thị trường hiện thời, ước tính những nhà đầu tư đang nắm giữ các trái phiếu đôla của Evergrande có thể lấy lại rất ít,” Jennifer James, chuyên gia quản lý hồ sơ tài sản và phân tích các thị trường mới nổi tại Janus Henderson Investors nhận định. “Kết quả có thể đạt được là công ty sẽ làm việc với các chủ nợ để tái cấu trúc thỏa thuận,” bà Jennifer cho biết. “Cách Trung Quốc xử lý Evergrande và các công ty khác có thể để lại hậu quả. Nếu quản lý sai thì việc mất niềm tin có thể tạo hiệu ứng lây lan đến các thị trường tài chính khác.”

Những lựa chọn của Evergrande

Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu Bắc Kinh có “giải cứu” Evergrande nếu ông Hui hết lựa chọn. Việc cứu một công ty lớn và có quan hệ rộng rãi như Evergrande sẽ ngăn chặn được một vụ sụp đổ gây tổn thất lớn. Nhưng một cuộc “giải cứu” doanh nghiệp như vậy cũng có thể bị xem như ngầm bỏ qua cho việc vay nợ bất cẩn - nguyên nhân đẩy những doanh nghiệp Trung Quốc đình đám một thời khác như Anbang Group và HNA Group vào rắc rối.

Liệu các công ty chủ chốt của Trung Quốc có còn được xem là “quá lớn để đổ vỡ”, và điều gì sẽ xảy ra khi những công ty này không còn được coi là như vậy? Đó là những câu hỏi mà các nhà đầu tư toàn cầu đang rất muốn có lời giải đáp. “Trung Quốc thực sự muốn gửi đi một thông điệp rằng không có công ty nào là quá lớn để đổ vỡ cả”, nhà phân tích David Loevinger thuộc TCW Group nhận định. “Rõ ràng, việc giảm thiểu rủi ro hệ thống tài chính là một ưu tiên hàng đầu của họ”.

Trên thị trường chứng khoán, giới bán khống cổ phiếu Evergrande đang chiếm ưu thế. Lượng cổ phiếu bị bán khống của tập đoàn này đã chiếm khoảng 20% số cổ phiếu lưu hành – theo dữ liệu của IHS Markit. Cổ phiếu Evergrande chốt tuần này ở mức 5,26 Đôla Hồng Kông/cổ phiếu, mức thấp nhất 4 năm. Tệ hơn, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tăng cường kiểm soát cơn sốt giá nhà và ngành bất động sản nói chung, như một nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn ở quốc gia tỷ dân.

Đối với Evergrande, đáng lo hơn cả chuyện cổ phiếu bị bán khống là sự khắt khe của các chủ nợ. Ba ngân hàng nắm tổng cộng 7,1 tỷ USD trái phiếu Evergrande gần đây đã quyết định không gia hạn một số khoản vay đáo hạn trong năm nay. Nguồn thạo tin nói rằng các chủ nợ lớn của Evergrande ở Trung Quốc đại lục, bao gồm China Minsheng Banking Corp có kế hoạch sớm tiến hành một cuộc họp để bàn về các khoản nợ của Evergrande và chờ chỉ đạo của cơ quan chức năng.

Mới đây, ít nhất 4 ngân hàng lớn ở Hồng Kông đã dừng cấp các khoản vay thế chấp nhà cho hai dự án chung cư của Evergrande ở thành phố này, vì lo ngại rằng Evergrande thiếu thanh khoản để hoàn thành dự án. Theo nguồn thạo tin, các ngân hàng sau đó đã xem lại quyết định vì Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông đặt câu hỏi về động thái này.

Một số người mua nhà tại dự án của Evergrande cảm thấy lo sợ. Lily Chan mua một căn hộ 1 phòng ngủ ở Emerald Bay II, một trong các dự án của Evergrande ở Hồng Kông. Cô quyết định rút lại tiền vì các tuyến giao thông từ dự án này không giống như mong đợi ban đầu. Tuy nhiên, khi cô gọi tới đường dây nóng chăm sóc khách hàng của Evergrande, không có ai bắt máy. Bằng nhiều cách, Evergrande đã làm cho mình trở thành “quá lớn để đổ vỡ”. Tập đoàn này nắm trong tay một lượng bất động sản khổng lồ, trong khi ngành địa ốc hiện đã chiếm tới 13% nền kinh tế Trung Quốc, từ mức chỉ 5% vào năm 1995.

Khoảnh khắc Lehman của Trung Quốc

Có một khả năng rất dễ trở thành hiện thực là Evergrande trở thành một công ty nhỏ hơn. Để giải quyết khó khăn, ông Hui đã bán cổ phần trong nhiều công ty con của tập đoàn, và nhiều khả năng sẽ tiếp tục bán. Evergrande nắm số cổ phần trị giá khoảng 80 tỷ USD trong các mảng kinh doanh – theo nhà phân tích Agnes Wong của BNP Paribas ở Hồng Kông.

Năm nay, Evergrande đã huy động được gần 8 tỷ USD bằng việc bán cổ phần trong công ty ô tô điện, công ty Internet, một công ty bất động sản ở Hàng Châu, và nền tảng trực tuyến FCB Group. Nỗ lực này giúp Evergrande giảm nợ được 20%, còn 570 tỷ Nhân dân tệ (88 tỷ USD) vào thời điểm cuối tháng 6. Theo nguồn thạo tin, Evergrande đang tính niêm yết một công ty con về du lịch. Các tài sản khác có thể bán bao gồm một công ty nước suối và một công ty chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên, tất cả đều không phải là giải pháp chóng vánh, vì bất kỳ thương vụ nào cũng khó hoàn tất trước năm 2022.

“Nỗi sợ hãi về nguy cơ Eevergrande phá sản có vẻ như đang dẫn tới mối quan ngại về khoảnh khắc Lehman Brothers phiên bản Trung Quốc và một cuộc chao đảo lớn ở khu vực”, Michael Hewkson từ CMC Markets nói. Các nhà đầu tư cũng hồi hộp chờ đợi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed), sẽ họp vào thứ Ba và thứ Tư, xác nhận các kế hoạch cắt giảm hỗ trợ đối với nền kinh tế Hoa Kỳ trong năm nay.

Cổ phiếu toàn cầu đã tăng khi các nền kinh tế tái mở cửa, và ngân hàng trung ương các nước đã cấp hàng nghìn tỷ USD hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, có những quan ngại về việc kinh tế sẽ đi xuống nếu như sự hỗ trợ bị gỡ bỏ vào thời điểm biến thể virus corona, Delta, vẫn tiếp tục kéo lùi tốc độ phục hồi.

Các chiến lược gia tại Morgan Stanley nói họ trông đợi sẽ có sự điều chỉnh ở mức 10% đối với chỉ số S&P 500 của Mỹ, do Fed bắt đầu rút bớt hỗ trợ tài chính. Họ nói thêm rằng các tín hiệu về việc trì trệ phục hồi có thể sẽ trở nên sâu sắc hơn, dẫn tới việc có thể rớt giá tới 20%. Tuy nhiên, các nhà phân tích khác đã làm giảm nhẹ những lo sợ này khi nói rằng tháng Chín điển hình là một tháng tồi của thị trường chứng khoán.

“Nhìn chung, tháng Chín tiếp tục là tháng yếu kém nhất trong năm. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ không phục hồi”, JJ Kinahan, trưởng chiến lược gia phân tích thị trường tại TD Ameritrade nói. Và Lindsey Bell từ Alley Invest nói rằng bất kỳ việc đi xuống nào cũng chỉ mang tính ngắn hạn. “Hầu hết việc đầu tư là việc chắt lọc được cái gì là tín hiệu và cái gì là âm thanh nhiễu”, bà nói. “Trong khi có những quan ngại về việc tình hình Evegrande có thể ảnh hưởng tới các thị trường toàn cầu, thì với nhà đầu tư dài hạn, tình thế này có thể chỉ là âm thanh gây nhiễu”.

Tin mới lên