Tài chính quốc tế

Kiến thức tiền ảo: Bộ ba bất khả thi của Blockchain là gì?

(VNF) - Trong ngành Blockchain, cũng có bộ ba bất khả thi bao gồm khả năng mở rộng (Scalability), vấn đề an ninh (Security) và tính phi tập trung (Decentralization).

Kiến thức tiền ảo: Bộ ba bất khả thi của Blockchain là gì?

Kiến thức tiền ảo: Bộ ba bất khả thi của Blockchain là gì?

Trong kinh tế học, có bộ ba bất khả thi cho rằng không thể thực hiện được cùng một lúc đồng thời ba chính sách gồm: chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập để ổn định giá cả và tự do lưu chuyển vốn. Chỉ có thể thực hiện hai trong ba chính sách này mà thôi. Thuật ngữ này dùng để chỉ tính dễ đổ vỡ của một quốc giá cố tình thi hành ba chính sách này cùng một lúc.

Còn trong ngành Blockchain, cũng có một bộ ba bất khả thi như vậy bao gồm khả năng mở rộng (Scalability), vấn đề an ninh (Security) và tính phi tập trung (Decentralization). Một Blockchain chỉ thực hiện được 2 trong 3 tính năng này.

Có những ví dụ thực tế của bộ ba bất khả thi này. Khi phí giao dịch trung bình đối với tiền ảo bitcoin tăng lên đều đặn sẽ xuất hiện các nghi vấn liên quan đến khả năng mở rộng của Bitcoin.

Tương tự như vậy, các vấn đề về khả năng mở rộng của Ethereum đã được đặt ra rất rõ ràng khi CryptoKitties (game xây dựng dựa trên nền tảng blockchain của Etherium) làm chậm toàn bộ mạng Ethereum. Khả năng mở rộng, trong bối cảnh kiến trúc hệ thống blockchain hiện tại, được xem xét song song với các ý tưởng về việc phân cấp và nâng cấp an ninh.

Phi tập trung hay phân cấp (Decentralization) là một thuộc tính luôn cần có ở các Blockchain hiện tại. Phân cấp có thể kiểm duyệt và cho phép bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào một hệ sinh thái phi tập trung mà không gây ảnh hưởng đến hệ thống.

Khả năng mở rộng (Scalability) liên quan đến khả năng xử lý giao dịch trên bất kỳ mạng cụ thể nào. Nếu public blockchain (như Bitcoin và Ethereum) không giới hạn đối tượng và số người sử dụng, thì hệ thống nhất định phải được thiết lập khả năng xử lý tình huống nền tảng có hàng triệu người dùng internet tham gia.

Vấn đề an ninh (Security) liên quan đến việc đảm bảo sự an toàn cho hệ thống. Sức đề kháng trung bình tối thiểu của các Blockchain cần đạt được là phải chống lại được các cuộc tấn công như tấn công Sybil, tấn công DDoS, v.v.

Bộ ba bất khả thi của Blockchain

Hiện tại, các blockchain như Bitcoin và Ethereum được nâng cấp thiết kế tập trung vào vấn đề phân cấp và bảo mật. Mặt khác, cả hai blockchain đều có thời gian xử lý giao dịch cực kỳ chậm do tất cả các nút trên các blockchain tương ứng phải đạt được sự đồng thuận trước khi giao dịch có thể được xử lý. Chính bởi cả hai vấn đề này nên đã gây ra ảnh hưởng về mặt chi phí cho việc nâng cấp khả năng mở rộng của hệ thống.

Ethereum có thể xử lý khoảng 15 giao dịch mỗi giây, trong khi Bitcoin chỉ có thể xử lý khoảng 7 giao dịch mỗi giây. Tuy nhiên, cả hai con số này đều nhỏ hơn rất nhiều so với dịch vụ thanh toán VISA với khả năng xử lý tới 24.000 giao dịch mỗi giây. Thậm chí ngay cả những đề xuất để giải quyết khả năng mở rộng của blockchain cũng một lần nữa lại trở nên bế tắc, tiến thoái lưỡng nan.

Còn với Blockchain của Ripple thì họ ưu tiên về vấn đề an ninh và khả năng mở rộng, Ripple Blockchain cung cấp khả năng tùy biến và kiểm soát tốt hơn, chính họ quyết định được ai sẽ tham gia mạng. Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều tài nguyên để đảm bảo cho sự an toàn cho mạng lưới. Vì vậy, Blockchain của Ripple có khả năng mở rộng tốt hơn của Bitcoin hay Ethereum. Trên thực tế, Blockchain dạng này có thể giúp các tập đoàn lưu trữ thông tin trong các nút mạng mà họ tin cậy.

Tin mới lên