Hồ sơ VNF

Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về phát triển khu vực FDI

(VNF) - Năm 2018, Việt Nam kỷ niệm 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với một kỷ lục mới đạt được về vốn FDI giải ngân, vốn FDI đăng ký thì vẫn duy trì ở mức cao so với năm 2017. Những ngành công nghệ cao như điện tử chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong đầu tư nước ngoài. Trong những năm gần đây, gánh nặng thực thi quy định pháp luật đã được giảm bớt và chi phí không chính thức cũng đã giảm rõ rệt.

Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về phát triển khu vực FDI

Tuy nhiên, một số lĩnh vực đòi hỏi nỗ lực lĩnh vực cải thiện nhiều hơn nữa. Quy mô của các dự án FDI đang giảm, có thể cho thấy nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang hướng đến việc trở thành vệ tinh cho các các dự án FDI lớn tại Việt Nam. Điều này sẽ là một rào cản cho các đối thủ cạnh tranh trong nước, khiến các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khó hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu và hưởng lợi từ sự lan tỏa của công nghệ và quản trị.

Trong khi việc đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng tại nhiều địa phương đang phát huy hiệu quả, một số tỉnh vẫn bị tụt lại phía sau. Cuối cùng, các doanh nghiệp FDI cho biết đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận với lao động có kỹ năng cao trong nước.

Việt Nam đang ở vị thế rất thuận lợi để tận dụng cơ hội từ tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, nhưng điều này chỉ có thể hiện thực hóa nếu Việt Nam có được nguồn lao động lành nghề, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI phục vụ cho mục đích sản xuất xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

TS Lê Thanh Hà, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng FDI có thể mang tới những tác động tiêu cực hoặc tích cực cho sự phát triển bền vững của Việt Nam. Điều này phụ thuộc vào các cơ chế, chính sách, thái độ cũng như lựa chọn của Việt Nam với các dòng chảy của FDI. Vì vậy, Việt Nam cần có định hướng chiến lược và giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả của FDI trong tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường và chất lượng sống của con người.

Cùng với đó, theo TS Lê Thanh Hà, Việt nam cần phải xây dựng các chính sách mới hoặc điều chỉnh các chính sách hiện hành để đạt mục tiêu phát huy những tác động tích cực và giảm thiểu các hiệu ứng tiêu cực.

Trong khi đó, ThS Đặng Thu trang, trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công Nghiệp cho rằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc mở cửa thu hút những nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài là một tất yếu. Do đó, điều quan trọng là cần có cái nhìn mới về những tác động mà nguồn vốn này đem lại để góp phần giải quyết vấn đề việc làm hiệu quả, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

Để hiểu rõ thêm, quý bạn đọc có thể xem toàn văn Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về phát triển khu vực FDI trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững tại đây.

Tin mới lên