Tài chính

Lên hạng chứng khoán: Room ngoại, minh bạch và đạo đức kinh doanh

(VNF) - Theo Forbes, trong số 800 doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn, hiện có một số công ty đang thu hút các nhà đầu tư vì đạo đức kinh doanh và quản lý minh bạch.

Lên hạng chứng khoán: Room ngoại, minh bạch và đạo đức kinh doanh

Mặc dù vậy, rất nhiều doanh nghiệp vẫn rơi vào tình trạng thực hiện chuẩn mực kế toán chậm chạp, quản lý không đạt điều mà nhà đầu tư nước ngoài "không ưng ý". Hơn nữa, quản lý doanh nghiệp cũng không đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Trong báo cáo công bố mới nhất ngày 21/6/2017, hãng cung cấp chỉ số chứng khoán MSCI của Mỹ thông báo chính thức thêm cổ phiếu hạng A của Trung Quốc vào chỉ số thị trường mới nổi bắt đầu từ tháng 6/2018, trong khi thị trường chứng khoán Việt Nam thậm chí vẫn chưa được đưa vào danh sách xem xét nâng hạng.

Theo Forbes, Việt Nam vừa trải qua một thời gian "thử nghiệm" sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái  Bình Dương (TPP) thì lại đón thêm một tin kém vui nữa là MSCI vẫn từ chối đưa chứng khoán Việt Nam vào danh sách nâng hạng từ cận biên lên thị trường mới nổi.

Nếu MSCI đưa chứng khoán Việt vào danh sách xem xét nâng hạng thì cơ hội lọt vào chỉ số thị trường mới nổi sẽ cao hơn, tuy nhiên với thông báo mới nhất của MSCI thì Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục ở lại thị trường cận biên.

Cũng theo nhận định cả Forbes, nếu chứng khoán Việt lọt vào danh sách mới nổi của MSCI, một lượng tiền lớn của các nhà đầu tư sẽ chuyển sang cổ phiếu của Việt Nam, một lợi thế rõ ràng cho thị trường vốn đã tăng lên trong hai năm qua nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Các cổ phiếu của Việt Nam đã có tỷ lệ tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á trong năm 2013.

Mặc dù 36 doanh nghiệp Việt Nam đã và đang trong quá trình nới room đa số cho nhà đầu tư nước ngoài thì quyền sở hữu này vẫn còn hạn chế. SSI Research cho hay: "Các vấn đề chủ yếu của Việt Nam là vẫn phụ thuộc vào điều kiện sở hữu nước ngoài, bao gồm giới hạn sở hữu của các cá nhân nước ngoài và tổng mức sở hữu nhà nước trên toàn thị trường, và đặc biệt là ... việc phân bổ quyền bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đánh giá của MSCI, thị trường Việt Nam được đánh giá là có vị trí thấp nhất trong số các thị trường biên giới về điều kiện sở hữu nước ngoài".

SSI Research cho biết thêm triển vọng chứng khoán Việt được đưa vào danh sách đánh giá của MSCI trong năm 2018 là "khá ảm đạm" nếu không có "cải thiện lớn" về khả năng tiếp cận thị trường và hạn chế về quyền sở hữu đối với các nhà đầu tư nước ngoài cho đến giữa năm sau.

"Các vấn đề như tiếp cận thị trường, thiếu tài liệu bằng tiếng Anh, chuẩn mực kế toán và tiền tệ vẫn phải được giải quyết, mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ về tính thanh khoản và vốn hóa thị trường đối với các mặt hàng GDP", Fiachra MacCana, Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Chứng khoán TP. HCM (HSC) nhận định.

Trong số 800 doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch tại Hà Nội và TP. HCM, hiện có một số công ty đang thu hút các nhà đầu tư vì đạo đức kinh doanh và quản lý minh bạch. Một ví dụ mà Forbes cho rằng đáp ứng là hai yếu tố này là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) - công ty sữa lớn nhất Việt Nam.

Mặc dù vậy, rất nhiều doanh nghiệp vẫn rơi vào tình trạng thực hiện chuẩn mực kế toán chậm chạp, điều mà nhà đầu tư nước ngoài "không ưng ý". Hơn nữa, quản lý doanh nghiệp cũng không đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Frederick Burke, đối tác của công ty luật quốc tế Baker & McKenzie ở TP. HCM, cho hay hình phạt đối với giao dịch tay trong/nội gián vẫn còn nhẹ. "Hầu như không có hậu quả hình sự đối với hành vi thao túng thị trường", Frederick Burke nói trên Forbes. 

MSCI là một trong 5 tổ chức quốc tế hàng đầu chuyên xây dựng các bộ chỉ số đánh giá các thị trường chứng khoán trên toàn cầu và giới đầu tư quốc tế thường dựa trên thông tin của họ để xem xét các cơ hội bỏ tiền vào một thị trường hay không. Kết quả xếp hạng của MSCI có thể ảnh hưởng đến dòng vốn nước ngoài ra hay vào một thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nằm trong nhóm "thị trường cận biên", là nhóm thị trường đáp ứng các tiêu chí đầu tư ở mức thấp nhất cho nhà đầu tư nước ngoài. Tiếp theo, nhóm "thị trường mới nổi" (emerging market) chỉ những thị trường đã có mức cải thiện về hạ tầng pháp lý, thanh khoản, quy mô vốn hóa, mở hơn cho nhà đầu tư ngoại. Nhóm còn lại "thị trường phát triển" (developed market) chỉ những thị trường mang lại khả năng tiếp cận cao nhất cho giới đầu tư nước ngoài.

Tin mới lên