Học thuật

Lợi nhuận là gì? Nội dung phân phối lợi nhuận

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Lợi nhuận (profit) là gì? Nội dung phân phối lợi nhuận.

Lợi nhuận là gì? Nội dung phân phối lợi nhuận

Lợi nhuận (profit) là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.

Lợi nhuận là gì?

Lợi nhuận (profit)phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận kinh tế khác lợi nhuận kế toán ở chỗ nó tính đến tất cả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, chứ không chỉ bao gồm các khoản chi phí hiện, phải thanh toán bằng tiền. Lợi nhuận kinh tế có thể được xem xét dưới những giác độ sau:

Lợi tức mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ tất cả các khoản chi phí hiện - ví dụ về chi phí về vốn, lao động mà người chủ doanh nghiệp cung cấp.

Phần thu nhập dôi ra mà người chủ doanh nghiệp được hưởng do cung ứng vốn và chấp nhận rủi ro.

Phần thưởng trả cho năng lực kinh doanh (của doanh nhân) vì sức lực và trí lực bỏ ra để tổ chức hoạt động sản xuất, du nhập sản phẩm mới (tức kết hợp các nhân tố sản xuất để tạo ra sản lượng) và chấp nhận rủi ro.

Yếu tố quan trọng nhất của nền kinh tế doanh nghiệp tư nhân góp phần phân bổ nguồn lực cho các mục đích sử dụng khác nhau phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng

Một trong các nguồn thu nhập và được coi là yếu tố cấu thành thu nhập quốc dân.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Nội dung phân phối lợi nhuận

Tổng lợi tức thực hiện cả năm của doanh nghiệp sau khi nộp thuế tức lợi tức theo luật định ( kể cả thuế lợi tức bổ sung nếu có ) được phân phối theo thứ tự sau:

1. Nộp thuế

Nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Trường hợp lợi tức sau thuế không đủ  đê nộp tiền thu sử dụng vốn theo mức quy định thì doanh nghiệp phải nộp toàn bộ lợi tức sau thuế.

Trường hợp doanh nghiệp bị lỗ thì không phải nộp tiền thu về sử dụng vốn

2. Trả tiền phạt như: tiền phạt vi phạm kỉ luật thu nộp ngân sách, tiền phạt vi phạm hành chính, phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn ( sau khi trừ tiền thu được ), các khoản chi phí hợp lệ chưa được trừ khi xác định thuế lợi tức phải nộp

3. Trừ các khoản lỗ không được trừ vào lợi tức trước thuế

4. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong một số ngành đặc thù ( như ngân hàng thương mại, bảo hiểm,..) mà pháp luật quy định phải trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi tức, thì sau khi trừ các khoản từ (1)->(3) nêu trên, doanh nghiệp trích lập các quỹ đó theo lỷ lệ do Nhà nước quy định.

5. Chia lãi cho các đối tượng góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh ( nếu có )

6. Phân lợi tức còn lại trích lập quỹ của doanh nghiệp theo quy định trong thông tư.

Tin mới lên