Học thuật

Lợi thế thương mại là gì? Định giá lợi thế thương mại

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Lợi thế thương mại (goodwill) là gì? Định giá lợi thế thương mại.

Lợi thế thương mại là gì? Định giá lợi thế thương mại

Lợi thế thương mại (goodwill) là khái niệm ám chỉ sự khác biệt tại một thời điểm nào đó giữa giá trị thị trường của một công ty và tổng giá trị sổ sách của tài sản ròng mà nó nắm giữ.

Lợi thế thương mại là gì?

Lợi thế thương mại (goodwill) là khái niệm ám chỉ sự khác biệt tại một thời điểm nào đó giữa giá trị thị trường của một công ty và tổng giá trị sổ sách của tài sản ròng mà nó nắm giữ. Nếu một công ty khác muốn mua công ty này, thì lợi thế thương mại chính là khoản mà người mua phải trả thêm ngoài giá trị tài sản của nó, do chỗ nó có các mối quan hệ thương mại, danh tiếng, kỹ năng quản lý và công nghệ đặc biệt. Khi một công ty có tiếng xấu thì giá trị thị trường của nó đối với người muốn mua công ty có thể nhỏ hơn giá trị sổ sách ghi trong bảng tổng kết tài sản. Trong trường hợp đó, lợi thế thương mại bị coi là âm.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Định giá lợi thế thương mại

Lợi thế thương mại rất khó để định giá, nhưng nó đóng góp đáng kể vào giá trị và thành công của công ty. Ví dụ, một công ty như Coca-Cola đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, tạo ra một sản phẩm cực kỳ phổ biến dựa trên một công thức bí mật và thường được công chúng nhận thức, sẽ có rất nhiều lợi thế thương mại. Một đối thủ cạnh tranh, một công ty soda nhỏ trong khu vực mới chỉ kinh doanh được 5 năm, có một cơ sở khách hàng nhỏ, chuyên về soda có hương vị bất thường và gần đây phải đối mặt với vụ bê bối về sự nhiễm khuẩn của soda nên sẽ có lợi thế thương mại giảm đi, thậm chí có thể bị âm.

Lợi thế thương mại âm xảy ra khi một người thâu tóm mua một công ty với giá trị thấp hơn giá thị trường . Điều này thường xảy ra khi công ty mục tiêu không thể hoặc sẽ không thương lượng một mức giá hợp lý cho việc mua lại nó. Lợi thế thương mại âm thường được được ghi nhận là thu nhập trên bảng cân đối của người thâu tóm.

Bởi vì các thành phần tạo nên lợi thế thương mại có giá trị chủ quan, do đó có một rủi ro đáng kể là một công ty có thể đánh giá cao lợi thế thương mại trong việc mua lại. Việc định giá quá cao này sẽ là tin xấu cho các cổ đông của công ty mua lại, vì họ có thể sẽ thấy giá trị cổ phiếu của họ giảm khi công ty sau đó phải giảm giá trị lợi thế thương mại. Trong thực tế, điều này đã xảy ra trong vụ sáp nhập AOL-Time Warner năm 2001.

Tin mới lên