Học thuật

Lý thuyết giá cả là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu về Lý thuyết giá cả (price theory) là gì? Lý thuyết giá cả của Alfred Marshall.

Lý thuyết giá cả là gì?

Lý thuyết giá cả (price theory) quan tâm tới những yếu tố quy định giá trị trao đổi của hàng hóa và các nhân tố sản xuất.

Lý thuyết giá cả là gì?

Lý thuyết giá cả (price theory) quan tâm tới những yếu tố quy định giá trị trao đổi của hàng hóa và các nhân tố sản xuất. Nỗ lực của các nhà lý thuyết giá cả thường tập trung vào việc lý giải giá thuê nhân tố sản xuất và giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp. Họ nghiên cứu xem cơ cấu và thủ đoạn cạnh tranh của một ngành, thị trường nhân tố và thị trường sản phẩm tác động tới sự hình thành giá cả như thế nào. Ngoài ra, họ phải xem xét những lực lượng nào quyết định mức giá chung của nền kinh tế và mức giá trong thương mại quốc tế.

Lý thuyết giá cả của A.Marshall

Alfred Marshall là một nhà kinh tế học người Anh, sinh sống vào thế kỷ 19. Ở Lý thuyết giá cả của A. Marshall, thị trường và cơ chế hình thành giá cả thị trường là yếu tố cốt lõi. Thị trường là tổng thể những người có quan hệ mua bán hoặc có thể là nơi gặp gỡ của cung và cầu. Ông cho rằng, một mặt, trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn, cung cầu phụ thuộc vào giá cả, mặt khác, cơ chế thị trường tác động làm cho giá cả phù hợp với cung và cầu.

Khái niệm ''giá cung'' là giá mà người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất ở mức đương thời, ''giá cầu'' là mức giá mà người mua có thể mua số lượng hàng hóa hiện tại. Khi giá cung và cầu gặp nhau sẽ tạo ra mức giá cân bằng và số lượng cân bằng. Marshall còn đưa ra khái niệm ''sự co giãn giá cả của cầu'', diễn tả sự tác động của mức giá cả đối với cầu. Tóm lại, lý thuyết giá cả của Marshall là cơ sở lý luận của kinh tế học vi mô hiện đại trong phân tích thị trường, cung cầu và giá cả. 

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tin mới lên