Học thuật

Lý thuyết tỉ lệ nhân tố Heckscher-Ohlin là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu lý thuyết tỉ lệ nhân tố Heckscher-Ohlin (Heckscher - Ohlin factor proportions theory) là gì?

Lý thuyết tỉ lệ nhân tố Heckscher-Ohlin là gì?

Lý thuyết tỉ lệ nhân tố Heckscher-Ohlin (Heckscher - Ohlin factor proportions theory) là cách lý giải lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế dựa trên những khác biệt trong sự dồi dào về nhân tố sản xuất giữa các nước.

Lý thuyết tỉ lệ nhân tố Heckscher-Ohlin là gì?

Lý thuyết tỉ lệ nhân tố Heckscher-Ohlin (Heckscher - Ohlin factor proportions theory) là cách lý giải lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế dựa trên những khác biệt trong sự dồi dào về nhân tố sản xuất giữa các nước.

Ví dụ về Lý thuyết tỉ lệ nhân tố Heckscher-Ohlin

Giả sử có một tình huống trong đó hai nước A và B sản xuất hàng hóa X và Y. Nước A có nhiều lao động và ít tư bản, còn nước B có nhiều tư bản và ít lao động. Vì vậy, chi phí lao động ở nước A thấp hơn so với tư bản, trong khi chi phí tư bản ở nước B thấp hơn so với lao động. Bây giờ chúng ta giả sử rằng người ta cần nhiều tư bản hơn để sản xuất hàng hóa X và cần nhiều lao động hơn để sản xuất hàng hóa Y

Với những khác biệt trong cường độ sử dụng lao động và tư bản nayfm người ta có thể đưa ra giả thuyết sau đây về cơ cấu của thương mại: nước A có lợi thế trong việc sản xuất hàng hóa Y vì nước này có thể sử dụng nhiều nhân tố lao động tương đối rẻ của mình. Nó sẽ chuyên môn hóa vào việc sản xuất hàng hóa Y và xuất khẩu Y sang B để đổi lấy X, mặt hàng mà nó không có lợi nhuận để so sánh

Nước B có lợi thế trong việc sản xuất hàng hóa X vì nó sử dụng nhiều nhân tố tư bản tương đối rẻ của mình. Nước B sẽ chuyên môn hóa về việc sản xuất hàng hóa X và xuất khẩu X sang A để đổi lấy Y, tức nhập khẩu Y - mặt hàng mà nó không có lợi thế so sánh

Lý thuyết tỉ lệ nhân tố Heckscher-Ohlin trình bày cách lý giải tĩnh về thương mại quốc tế từ phía cung. Lý thuyết tỉ lệ nhân tố Heckscher - Ohlin giả định rằng hàm sản xuất là như nhau ở các nước và không tính đến ảnh hưởng của sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ đối với lợi thế so sánh. Ngoài ra, nó cũng không xem xét ảnh hưởng của nhu cầu và sự phân biệt sản phẩm đối với các luồng thương mại quốc tế

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Kiểm chứng Lý thuyết tỉ lệ nhân tố Heckscher-Ohlin trong thực tế

Và cũng vì lý do có tầm ảnh hưởng lớn, lý thuyết tỉ lệ nhân tố Heckscher - Ohlin được kiểm chứng bởi nhiều kiểm tra thực nghiệm khác nhau. Bắt đầu bằng nghiên cứu được công bố vào năm 1953 bởi Wassily Leontief (người đạt giải Nobel về kinh tế học vào năm 1973), nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã đặt vấn đề về tính đúng đắn của lý thuyết này

Vận dụng lý thuyết Heckscher Ohlin, Leontief dự đoán rằng, bởi vì nước Hoa Kỳ dồi dào tương đối về vốn so với các nước khác nên nước Hoa Kỳ sẽ là nước xuất khẩu những mặt hàng thâm dụng vốn và nhập khẩu những  mặt  hàng thâm dụng lao động. Nhưng nghiên cứu thực nghiệm của công cho thấy một kết quả bất ngờ là ông phát hiện rằng hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳ lại là hàng hóa kém thâm dụng vốn so với hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ. Vì kết quả này trái với những gì mà lý thuyết H-O đã dự báo, nó đã được biết đến với tên gọi Nghịch lý Leontief.

Tin mới lên