M&A

M&A tại Việt Nam năm 2016 đạt 5,1 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2015

Theo thống kê của IMAA, tại Việt Nam sau khi đạt đỉnh năm 2015 đạt mốc kỷ lục trong 10 năm qua với giá trị M&A ước đạt 5,2 tỷ USD năm 2015, kết thúc năm 2016 đã đạt giá trị đạt 5,1 tỷ USD.

M&A tại Việt Nam năm 2016 đạt 5,1 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2015

Tuy nhiên, cũng có nhiều trở ngại và giới quan sát thấy có sự chậm lại trong nửa cuối năm 2016 khi các thương vụ lớn và có chất lượng được công bố chưa nhiều.

Dự báo năm 2017, nếu không có gì đột phá, giá trị M&A sẽ không dễ vượt qua con số 5 tỷ USD của 2015 và 2016. Điều này đòi hỏi một cú hích lớn từ các doanh nghiệpvà của chính phủ để tận dụng được cơ hội từ các dòng vốn ngoại.

Lĩnh vực sôi động nhất năm 2016 là ngành bán lẻ, sản xuất hàng tiêu dùng và ngành bất động sản. tài chính ngân hàng dường như hơi trầm lắng trong năm qua. Một số ngành khác cũng được tìm kiếm như ngành giáo dục, công nghệ.

Khối ngoại vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động M&A tại Việt nam với những thương vụ lớn và đáng chú ý trong các ngành. Nhật bản kiên trì với việc làm đối tác chiến lược các công ty nhà nước CPH lớn như Vietnam Airlines, Petrolimex… Hàn quốc vào thị trường với một số lĩnh  vực công nghiệp, còn Singapore lại tập trung vào các dự án bất động sản.

Theo đánh giá của Chính phủ cũng như của các nhà đầu tư thì tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn đặc biệt là những doanh nghiệp lớn còn chậm. Thị trường tiếp tục chứng kiến những động thái M&A và đầu tư chiến lược của một số tập đoàn tư nhân khi nhà nước thoái vốn. Điển hình nhất trong năm qua là thương vụ thoái vốn liên quan đến Vinamilk.

Cùng với Vinamilk, hàng loạt các công ty Việt nam vẫn đang trong tầm ngắm của các nhà đầu tư như Sabeco, Habeco, Mobifone, tuy vậy đòi hỏi sự kiên nhẫn trước các động thái của chủ sở hữu là nhà nước. Điều tích cực duy nhất là Sabeco, Habeco đã được niêm yết cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn đánh giá là quá chậm so với kỳ vọng.

 

Tin mới lên